| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng cây măng tây xanh

Thứ Ba 15/10/2019 , 08:33 (GMT+7)

Sau gần 10 tháng triển khai mô hình trồng cây măng tây xanh tại Quảng Ngãi, măng tây đang cho thu hoạch lứa thứ 3, với năng suất bình quân 10kg/1.000m2/ngày…

10-27-39_1
Các đại biểu tham quan ruộng măng tây xanh ở xã Bình Trung.

Tháng 12/2018, huyện Bình Sơn đã mạnh dạn đầu tư 500 triệu đồng đưa cây măng tây vào trồng thử nghiệm. Đề tài “Trồng thử nghiệm cây măng tây xanh trên địa bàn huyện Bình Sơn” tại 3 xã Bình Phú, Bình Trung và Bình An trên diện tích 6.000m2. Giống măng tây được trồng trong là măng tây F1 Amadeus của Công ty Bejo, Hà Lan, do Công ty TNHH Linh Đan miền Trung nhập khẩu về phân phối tại Việt Nam.

Măng tây được trồng theo hàng, có thể trồng hàng đơn hoặc hàng hàng đôi, sao cho đảm bảo khoảng cách giữa các hàng là 1,2m, khoảng cách cây cách cây là 0,4m. Trồng hàng đơn thì mật độ vào khoảng 18.000 - 20.000 cây/ha. Áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt đi kèm với hệ thống châm phân tự động, giúp tiết kiệm nước, giảm công làm cỏ và bón phân.

Phân bón được sử dụng trong việc chăm sóc măng tây chủ yếu là nguồn phân chuồng ủ hoai sau khi được xử lý với chế phẩm sinh học Tricoderma để hạn chế nấm bệnh. Phân NPK phức hợp được sử dụng để bón lót hàng tháng với lượng 30-40kg/1.000m2. Ruộng măng được giăng lưới rò đỡ cây chống ngã đổ, chăm sóc cắt tỉa và làm cỏ 2 lần/tháng.

Theo quy trình thì sau trồng 6 tháng cây mới cho thu hoạch, nhưng do thời tiết thuận lợi, thích nghi với thổ nhưỡng, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, cây măng tây xanh sinh trưởng và phát triển tốt, nên sau gần 5 tháng triển khai, hộ gia đình đã thu hoạch lứa đầu tiên, sớm hơn 1 tháng so với kế hoạch. Hiện nay giá măng tây tại vườn dao động từ 70.000 – 80.000 đồng/kg; tuy nhiên toàn bộ số măng này được Công ty Linh Đan miền Trung bao tiêu sản phẩm.

10-27-39_2
Ông Đoàn Hà Yên, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn đánh giá đây là mô hình cây măng tây.

Vừa qua, huyện Hội đồng Khoa học và công nghệ huyện Bình Sơn đã tổ chức nghiệm thu và tổng kết đề tài. Đoàn đã đến tham quan tại vườn măng tây nhà ông Phạm Số ở xóm Chí Thành, thôn Phú Lễ 2, xã Bình Trung. Ông Số là một trong 4 hộ được huyện chọn để tham gia mô hình trồng măng tây xanh.

Tại buổi tham quan, ông Phạm Hồng Nguyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Sơn nhận xét: Qua tình hình sinh trưởng và phát triển của cây, tỷ lệ sống đạt 100%, ít sâu bệnh, phát triển tốt.

Mô hình măng tây tại xã Bình Trung, hộ chăm sóc tuân thủ đúng kỹ thuật như trong tài liệu đưa ra. Có sự quan sát tốt, nhận biết nhanh các biểu hiện của ruộng măng và báo cáo, xử lý kịp thời. Tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa gọn gàng, đúng kỹ thuật. Phân bón, nước tưới đầy đủ.

Hộ đã quan sát, nhận biết được sự chuyển biến của ruộng để điều chỉnh cho phù hợp. Sau gần 10 tháng triển khai mô hình, măng tây đang cho thu hoạch lứa thứ 3, với năng suất bình quân 10kg/1.000m2/ngày. Đây là điểm trồng mang lại hiệu quả tốt nhất, đạt các mục tiêu ban đầu đề ra.

Sau 3 lứa thu hoạch, hộ đã thu trên 123,7 triệu đồng/2.000m2; sau khi trừ chi phí và khấu hao vật liệu… (44,4 triệu đồng), hộ gia đình có thu nhập trên 79 triệu đồng, lãi (đã tính công lao động 47,8 triệu đồng) là 31,5 triệu đồng. Mô hình măng tây tại xã Bình Phú chưa đạt hiệu quả, hiện đã được chuyển về trồng tại vườn nhà, đang tiếp tục theo dõi để đánh giá khả năng thích nghi của cây trồng.

10-27-39_3
Măng tây xanh – một loại rau cao cấp

Còn mô hình tại xã Bình An cũng chưa đạt hiệu quả, sâu gây hại liên tục, cần tiếp tục đầu tư lưới che xung quanh, đầu tư phân bón và tiếp tục chăm sóc cây trồng. Hai điểm trồng tại Bình Phú và Bình An tuy không cho hiệu quả kinh tế nhưng cũng giúp rút ra một số kinh nghiệm hữu ích.

Bước đầu khẳng định cây măng tây xanh phù hợp trên điều kiện canh tác tại xã Bình Trung. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở yếu tố con người chăm sóc trực tiếp. Cây măng tây sinh trưởng tốt và cho năng suất ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng.

Ông Đoàn Hà Yên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn đánh giá đây là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, giúp người dân nâng cao thu nhập. Nhìn chung thì cây măng tây tại xã Bình Trung phát triển tốt, có tiềm năng mở rộng vùng trồng, dần thay thế một số loại cây trồng kém hiệu quả.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.