| Hotline: 0983.970.780

Trâu, bò ở Phú Yên chết vì bệnh lở mồm long móng

Thứ Hai 05/04/2021 , 16:16 (GMT+7)

Bệnh lở mồm long móng ở bò đã xuất hiện tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên gây thiệt hại lớn trên đàn gia súc.

Nhiều con bò bị chết

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, bệnh lở mồm long móng ở bò hiện xảy ra rải rác tại các huyện Đồng Xuân và Sông Hinh.

Bệnh lở mồm long móng xuất hiện trên địa bàn 2 huyện Sông Hinh và Đồng Xuân. Ảnh: AN.

Bệnh lở mồm long móng xuất hiện trên địa bàn 2 huyện Sông Hinh và Đồng Xuân. Ảnh: AN.

Từ ngày 25/2 đến ngày 30/3, tại huyện Đồng Xuân đã có 115 con mắc bệnh lở mồm long móng của 51 hộ chăn nuôi tại các xã Xuân Phước, Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai. Trong đó 15 con bị chết do ghép bệnh tụ huyết trùng và chướng hơi dạ cỏ.

Còn tại huyện Sông Hinh, từ ngày 18/3 đến nay đã có 65 con mắc bệnh lở mồm long móng của 18 hộ chăn nuôi tại các xã xã Đức Bình Tây, Ea Bia và thị trấn Hai Riêng. Hiện có 38 con bò đã chữa khỏi bệnh và 27 con đang điều trị. Ngoài ra, tại buôn La Diệm, thị trấn Hai Riêng có 3 con bò nghé bị chết do bị suy dinh dưỡng.

Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, nguyên nhân phát sinh bệnh là do việc tiêm phòng đợt 2/2020 (tháng 9-10) trên bò đến nay đa số đã hết miễn dịch.

Sau Tết Nguyên đán, một số hộ chăn nuôi bò tái đàn, bò cái chửa và bê chưa được tiêm phòng, nhất là một số hộ chăn nuôi không chấp hành tiêm phòng cho đàn bò trong đợt 2/2020. Trong khi đó mầm bệnh có sẵn trong môi trường, kết hợp thời tiết thay đổi liên tục, nắng, mưa rải rác khiến sức đề kháng của gia súc giảm. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, chướng hơi dạ cỏ dễ phát sinh.

Cũng theo ông Lâm, ngay sau khi xảy ra bệnh lở mồm long móng các địa phương đã triển khai công tác phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại các chuồng trại xảy ra bệnh, đồng thời nghiêm cấm việc mua bán gia súc bị bệnh, bị chết, kể cả phân gia súc và tiến hành các biện pháp khoanh vùng, dập dịch.

“Tỉnh đã phân bổ 8.000 lít thuốc Benkocid cho các địa phương để tổ chức phun sát trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi và cấp tạm ứng cho các địa phương 1.080 lít thuốc Iodine để xử lý các ổ dịch. Chi cục đã tăng cường 8 cán bộ kỹ thuật hỗ trợ các địa phương gồm Đồng Xuân, Sông Hinh và Tây Hòa để triển khai tiêm phòng, hướng dẫn người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn người dân cách ly, điều trị, không bán chạy gia súc bệnh; tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh, kịp thời xử lý, khống chế ổ dịch phát sinh, không để lây lan diện rộng”, ông Lâm chia sẻ.

Đẩy nhanh tiêm phòng

Trước tình hình dịch bệnh trên gia súc xảy ra, lãnh đạo Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp với các địa phương xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng trên trâu bò, khẩn trương triển khai các giải pháp dập dịch có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn các hộ chăn nuôi về công tác phòng bệnh, xử lý các ổ dịch và cách chữa trị.

Các địa phương đang đẩy mạnh tiêm phòng bệnh lở mồm long móng. Ảnh: AN.

Các địa phương đang đẩy mạnh tiêm phòng bệnh lở mồm long móng. Ảnh: AN.

Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục tiêm phòng trên đàn vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, cho biết: Để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, Chi cục đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, các ngành của địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin phòng bệnh hoàn thành trước 10/4/2021, sau đó tiêm bổ sung.

Bên cạnh đó, đối với các địa phương không thuộc diện được nhà nước hỗ trợ cần tích cực tuyên truyền, vận động người chăn nuôi mua vắc xin tiêm phòng cho đàn vật nuôi của mình. Cũng như vận động người dân báo cáo kịp thời cho chính quyền ngành chức năng khi xảy ra bệnh trên đản vật nuôi. Đồng thời tăng cường công tác tiêu độc sát trùng môi trường chăn nuôi, khu vực giết mô, buôn bán gia súc, gia cầm; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kiểm soát mua bán, vận chuyển động vật trên địa bàn quản lý…

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, toàn tỉnh có khoảng 180.000 con gia súc. Từ ngày 1/3 đến nay, các địa phương đã triển khai tiêm phòng đồng loạt, nhờ vậy 70% tổng đàn toàn tỉnh đã được tiêm phòng và đang tiếp tục khẩn trương tiêm phòng, hoàn thành trước ngày 10/4 tới phải đạt trên 80% tổng đàn, sau đó tiếp tục tiêm phòng bổ sung.

  • Tags:
Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.