| Hotline: 0983.970.780

Dịch lở mồm long móng bùng phát ở Quảng Ngãi

Thứ Tư 24/02/2021 , 11:53 (GMT+7)

Theo thống kê, đã có gần 300 con gia súc ở 1 huyện và 1 thị xã tại tỉnh Quảng Ngãi bị mắc bệnh lở mồm long móng, trong đó có 10 con bị chết.

Dịch lở mồm long móng xuất hiện tại tỉnh Quảng Ngãi hơn 1 tháng qua khiến cho hàng trăm con gia súc bị nhiễm bệnh. Ảnh: L.K.

Dịch lở mồm long móng xuất hiện tại tỉnh Quảng Ngãi hơn 1 tháng qua khiến cho hàng trăm con gia súc bị nhiễm bệnh. Ảnh: L.K.

Hơn 1 tháng qua, dịch lở mồm long móng xuất hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi khiến hàng trăm con bò bị nhiễm bệnh. Trong đó, xã Phổ Thuận (TX Đức Phổ) là địa phương đầu tiên ghi nhận những trường hợp đầu tiên, sau đó lây lan ra đến các địa phương lân cận.

Ông Ngô Hữu Hạ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trên toàn tỉnh đã có 111 hộ ở 7 xã phường tại TX Đức Phổ và 2 xã tại huyện Tư Nghĩa có gia súc bị nhiễm bệnh với số lượng lên đến 289 con, 10 con trong số đó bị chết, chủ yếu là bê.

Theo bà Võ Thị Cúc (trú xã Phổ Thuận, TX Đức Phổ), vào ngày 15/2 vừa qua, 1 con bò trong đàn gia súc của bà bị mắc bệnh lở mồm long móng. Không lâu sau lây ra cho cả 5 con bò trong đàn. Thấy vậy, bà đã tiến hành vệ sinh miệng bò bằng cách rửa muối, chà chanh, bôi thuốc xanh sát khuẩn. Đến nay, triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.

Trước tình hình này, ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện công tác phòng dịch, phun thuốc khử khuẩn và tiêm phòng bao vây để không cho dịch lây lan. Với mục tiêu nhanh chóng dập dịch để giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi. Nhờ vậy, đến nay một số con gia súc nhiễm bệnh đã được chữa khỏi.

Người dân cũng như các ngành chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch để ngăn chặn sự lây lan. Ảnh: L.K.

Người dân cũng như các ngành chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch để ngăn chặn sự lây lan. Ảnh: L.K.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi thông tin, điều kiện thời tiết bất lợi, người dân còn thiếu ý thức trong việc chủ động tiêm phòng cho đàn gia súc là những nguyên nhân chính khiến dịch bùng phát và lây lan mạnh. Do đó, đơn vị đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã có dịch triển khai thực hiện ngay các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch của Bộ NN-PTNT.

Theo đó, Chi cục đã tiến hành khoanh vùng ổ dịch, khử trùng tiêu độc môi trường, giám sát chặt chẽ công tác giết mổ, mua bán, vận chuyển gia súc; hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng trị, chăm sóc gia súc bị bệnh, tăng cường cung cấp thức ăn bổ sung để nâng cao sức chống đỡ bệnh tật. Đồng thời lấy mẫu biểu mô lưỡi ở bò gửi Chi cục Thú y vùng 6 xét nghiệm tìm virus và định type virus lở mồm long móng.

“Trước Tết Nguyên đán, chúng tôi đã cấp phát 26 tấn hóa chất cho các địa phương và đề nghị xuất thêm khoảng 15 tấn hóa chất trong thời gian tới để thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Đến nay, chỉ còn khoảng hơn 130 con bò bị mắc bệnh, số còn lại đã được chữa khỏi”, ông Ngô Hữu Hạ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ngãi nói.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.