| Hotline: 0983.970.780

Trang trại lợn nằm trong khu dân cư, xả thải ra môi trường

Thứ Năm 15/05/2025 , 21:59 (GMT+7)

THANH HÓA Nước thải phân lợn được đẩy qua cống, xả thẳng ra ao tù chứa nằm ngay trong khu dân cư thôn Xuân Quan (xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Ao chứa nước thải ngay trong khu dân cư

Nhiều năm nay, các hộ dân tại thôn Xuân Quan, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa phải chịu cảnh sống chung với mùi hôi thối từ trại lợn nằm ngay giữa khu dân cư. Chủ trang trại là vợ chồng ông Nguyễn Hồng Quân và bà Đặng Thị Thảo.

Xung quanh trại chăn nuôi lợn có hàng chục hộ dân sinh sống. Nhiều hộ dân có nhà sát vách trại lợn phải sử dụng nhiều biện pháp để giảm bớt mùi hôi thối bay vào nhà. 

Chị N.T.N, thôn Xuân Quan chia sẻ: “Cứ chiều lại là gió thốc vào nhà mùi thối nồng nặc, không chịu nổi. Để tránh mùi hôi, nhiều hộ dân trong xóm phải đóng cửa, thậm chí không dám ra đường. Nhiều hôm ăn cơm mà buồn nôn, trẻ con thì quấy khóc vì mùi thối, khiến sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn. Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần nhưng tình hình vẫn không cải thiện. Sống như thế này, người dân vừa bức bối vừa lo lắng cho sức khỏe của cả gia đình”.

Trang trại lợn tại thôn Xuân Quan nằm ngay trong khu dân cư. Ảnh: Quốc Toản.

Trang trại lợn tại thôn Xuân Quan nằm ngay trong khu dân cư. Ảnh: Quốc Toản.

Theo phản ánh của nhiều hộ dân, tình trạng ô nhiễm do trại lợn của gia đình ông Nguyễn Hồng Quân và bà Đặng Thị Thảo gây ra không phải là mới mà đã kéo dài suốt nhiều năm qua. Mùi hôi thối từ hoạt động chăn nuôi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của người dân trong khu vực. Mặc dù bà con đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị, phản ánh đến chính quyền địa phương, nhưng đến nay, sự việc vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

“Đợt trước cũng có đoàn công tác về kiểm tra, nhưng rồi mọi việc vẫn đâu vào đấy. Trại lợn vẫn xả thải ra môi trường, còn người dân thì tiếp tục phải sống chung với mùi hôi thối mỗi ngày”, chị N.T.T thôn Xuân Quan bức xúc nói.

Chị T. nghi ngờ, tình trạng ô nhiễm môi trường do trại lợn gây ra chính là nguyên nhân khiến hơn 2 tạ cá trong ao nuôi của gia đình (nằm ngay gần khu vực trại) bị chết trắng cách đây không lâu. “Nước trong ao bỗng chuyển màu đục ngầu, bốc mùi lạ. Chỉ sau một đêm, cá nổi kín mặt nước, thiệt hại hàng triệu đồng. Gia đình tôi nghi ngờ nguồn nước thải từ trại lợn chảy ra là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng”, chị T cho biết.

 
Nước thải được tập kết ở bể chứa biogas sau đó được tuồn ra môi trường thông qua rãnh nước chạy dọc khu dân cư. Ảnh: Quốc Toản.

Nước thải được tập kết ở bể chứa biogas sau đó được tuồn ra môi trường thông qua rãnh nước chạy dọc khu dân cư. Ảnh: Quốc Toản.

Không chỉ gia đình chị T, nhiều hộ dân sống gần trại lợn cũng phản ánh tình trạng cây trồng bị thiệt hại, đất canh tác bị nhiễm bẩn, môi trường sống bị ảnh hưởng từ chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý. Người dân mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra toàn diện hoạt động của trại lợn, làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm và có biện pháp xử lý dứt điểm để đảm bảo cuộc sống an toàn, trong lành cho cộng đồng.

Đã lập biên bản vi phạm vẫn tiếp tục xả thải

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường, khu vực chăn nuôi lợn của gia đình ông Quân, bà Thảo rộng gần 200 m2, với 9 chuồng nuôi, nằm tiếp giáp với nhà ở hộ gia đình. Hiện trại lợn nuôi nhốt hơn 80 con, gồm lợn thịt và lợn giống.

Phân lợn sau khi thu gom được xử lý sơ bộ qua hai bể biogas. Tuy nhiên, nước thải từ phân lợn có màu đen đặc, bốc mùi hôi thối nồng nặc vẫn tiếp tục được dẫn qua mương thoát và xả trực tiếp vào một ao tù rộng hơn 100 m2, cách đó không xa. Ghi nhận tại hiện trường cho thấy nước trong ao có màu đen; dưới đáy ao lắng đọng một lớp bùn đặc, bốc mùi đặc trưng của chất thải từ phân lợn chưa qua xử lý triệt để.

Ông Đặng Đình Nhân, Bí thư kiêm Trưởng thôn Xuân Quan, cho biết: “Trại lợn nuôi nhốt nhiều, trong khi bể chứa biogas không đáp ứng được việc xử lý chất thải nên gây quá tải. Nước thải chảy ra rãnh và đọng lại ở ao tù gây ô nhiễm. Người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng trên tới lãnh đạo thôn. Đoàn công tác của xã đã về kiểm tra, đồng thời yêu cầu khắc phục nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được xử lý triệt để”.

Nước thải tập kết ở ao tù, màu đen kịt, bốc mùi thối. Ảnh: Quốc Toản.

Nước thải tập kết ở ao tù, màu đen kịt, bốc mùi thối. Ảnh: Quốc Toản.

Ông Lê Đình Chính, Chủ tịch UBND xã Thiệu Công, cho biết chính quyền địa phương đã tiếp nhận nhiều phản ánh từ người dân thôn Xuân Quan về việc trang trại gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo việc xử lý và xả thải. UBND xã đang phối hợp với các phòng, ban của huyện tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 16/1/2024, Công an xã Thiệu Công đã lập biên bản làm việc với chủ trang trại lợn của gia đình bà Thảo, ông Quân về hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi. Thời điểm kiểm tra, trại lợn nuôi hơn 60 con, trong đó có 35 con lợn trên 50 kg, 17 con từ 20-50 kg và 10 con dưới 20 kg.

Ao chứa nước thải bốc mùi thối, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Quốc Toản.

Ao chứa nước thải bốc mùi thối, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Quốc Toản.

Tại thời điểm kiểm tra, phân lợn được tập kết tại bể biogas, sau đó thải ra đường rãnh thoát nước dẫn ra ao tù nằm trong khu dân cư. Trong quá trình chăn nuôi, gia đình đã thực hiện một số biện pháp xử lý chất thải, mùi hôi, tuy nhiên do số lượng lợn lớn nên vẫn chưa đảm bảo theo quy định.

“Bản thân gia đình tôi đã nhận thức rõ hành vi chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường và cam kết trong thời gian 30 ngày sẽ khắc phục, xử lý tình trạng nêu trên”, bà Đặng Thị Thảo, đại diện hộ chăn nuôi cho biết.

Mặc dù hộ gia đình đã cam kết trong văn bản, thế nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình chăn nuôi tại trang trại lợn không những không được khắc phục triệt để mà còn có dấu hiệu diễn biến phức tạp hơn.

Xem thêm
Cần sớm có vaccine dịch tả lợn Châu Phi cho lợn nái, đực giống

Đây là mong muốn của địa phương và người chăn nuôi nhằm tạo miễn dịch khép kín toàn đàn, kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi (ASF) hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Những mùa cá xứ Tuyên: [Bài 1] Gắn bó với dòng Lô

Sông Lô, sông Gâm, sông Năng… - những dòng sông không chỉ gắn bó với tên đất, tên làng của xứ Tuyên mà còn cho những mùa cá, tôm đầy ăm ắp.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất