| Hotline: 0983.970.780

Trang bị kiến thức chuyên sâu để nuôi tôm chuyên nghiệp

Thứ Bảy 30/12/2023 , 14:30 (GMT+7)

CẦN THƠ Từ ngày 29/12 – 31/12/2023, Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tập huấn cho người nuôi tôm.

Tham gia lớp tập huấn có 50 học viên là các cán bộ quản lý kỹ thuật, doanh nghiệp, HTX và bà con nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Trong 3 ngày, các học viên sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về nguyên lý nuôi tôm công nghệ cao, thân thiện với môi trường, an toàn và bền vững; quản lý môi trường nuôi tôm; dinh dưỡng, thức ăn nuôi tôm; nguyên lý nuôi tôm thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng.

Chương trình tập huấn 'Người nuôi tôm chuyên nghiệp' do Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) triển khai thực hiện. Ảnh: Kim Anh.

Chương trình tập huấn “Người nuôi tôm chuyên nghiệp” do Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) triển khai thực hiện. Ảnh: Kim Anh.

Theo GS.TS Võ Ngọc Út, Hiệu trưởng Trường Thủy sản, hiện nay, nghề nuôi tôm nước lợ đã chuyển dịch sang giai đoạn mới. Người nuôi không chỉ tập trung vào một số biện pháp kỹ thuật đơn thuần như thả giống, chăm sóc, cho ăn… mà con hướng tới ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quá trình nuôi. Tiêu biểu như công nghệ di truyền để chọn được giống tốt; công nghệ chế biến, sản xuất thức ăn hay những kỹ thuật nuôi tôm tuần hoàn, Biofloc, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa để tăng năng suất và hiệu quả trong nuôi tôm.

Do đó, việc cung cấp kiến thức để bà con nuôi tôm trở nên chuyên nghiệp là rất cần thiết. Từ đó giúp bà con nắm bắt được những nguyên lý nuôi để xử lý được tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi tôm, từ giai đoạn thả giống, quản lý dịch bệnh, đảm bảo môi trường…

Bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng đánh giá, chương trình tập huấn lần này có ý nghĩa rất lớn đối với bà con nông dân trong tỉnh, giúp thay đổi tư duy sản xuất, tiếp thu kiến thức mới để vận dụng tốt hơn trong vụ nuôi năm 2024.

Đây là khóa tập huấn lần thứ 2 được triển khai trong năm 2023 với mục tiêu nâng cao năng lực cho người nuôi tôm Sóc Trăng thích ứng với bối cảnh sản xuất mới. Ảnh: Kim Anh.

Đây là khóa tập huấn lần thứ 2 được triển khai trong năm 2023 với mục tiêu nâng cao năng lực cho người nuôi tôm Sóc Trăng thích ứng với bối cảnh sản xuất mới. Ảnh: Kim Anh.

Theo bà Bình, hiện nay trong công tác tập huấn về thủy sản cho nông dân, tỉnh Sóc Trăng đã có sự dịch chuyển theo hướng phối hợp với các viện, trường để tập trung đào tạo chuyên sâu, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực cho hộ nuôi để bà con dễ hiểu và dễ áp dụng, góp phần vào thành công chung của Đề án nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023 – 2025.

Trước đó, từ tháng 3/2022, trong khuôn khổ Dự án Xây dựng tổ nhóm đổi mới sáng tạo trong nuôi thủy sản ĐBSCL thuộc Dự án Nông nghiệp và Thực phẩm (MAIC – RAF) do Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và Khoa học khối Thịnh vượng chung (CSIRO) Úc tài trợ, Trường Thủy sản cũng đã triển khai tập huấn cho 30 hộ nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng.

Với sự hỗ trợ kinh phí từ Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), ông Hồ Minh Phong, điều phối hiện trường GIZ mong muốn nhân rộng và ứng dụng những công nghệ đổi mới sáng tạo trong thủy sản để hỗ trợ việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở Việt Nam.

Hiện GIZ đang phối hợp với Trường Thủy sản và sở NN-PTNT một số địa phương vùng ĐBSCL triển khai các mô hình tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức cho người nuôi tôm, ứng dụng đổi mới sáng tạo, hướng nghề nuôi phát triển bền vững, thân thiện với môi trường...

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất