| Hotline: 0983.970.780

Tôm nuôi 'nâng đỡ' ngành thủy sản

Thứ Ba 22/10/2019 , 08:47 (GMT+7)

Những tháng đầu năm 2019, nuôi trồng thủy sản của Kiên Giang tăng trưởng khá, nhất là nuôi tôm nước lợ.

17-03-13_1dien_tich_th_nuoi_tom_cu_kien_ging_tng_mnh_9_thng_d_bng_ke_hoch_c_nm
Diện tích thả nuôi tôm của Kiên Giang tăng mạnh, 9 tháng đã bằng kế hoạch cả năm.

Do đó, đã phần nào bù đắp sản lượng thủy sản bị sụt giảm do khai thác không hiệu quả, ngư trường cạn kiệt.

Từ đầu năm đến nay, tình hình khai thác thủy sản của ngư dân Kiên Giang không mấy khả quan, càng đi càng thua lỗ khiến hàng ngàn tàu cá phải nằm bờ. Nguyên nhân được xác định là do nguồn lợi thủy sản đã bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt. Nhiều ngư phủ phải cho tàu vươn khơi xa tìm nguồn cá, đã vi phạm vùng biển nước ngoài và số tàu bị bắt giữ lên tới cả trăm chiếc.

Báo cáo tình hình kinh kế xã hội 9 tháng đầu năm của UBND tỉnh Kiên Giang nhận định: “Nguồn lợi thủy sản tiếp tục suy giảm, gây ảnh hưởng lớn đến ngành khai thác đánh bắt, sản lượng thủy sản sẽ giảm theo”.

Từ thực tế đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã chỉ đạo ngành nông nghiệp “tăng cường sản xuất tập trung lĩnh vực nuôi trồng, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ, nhất là nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm hộ gia đình, đẩy mạnh nuôi biển… để phần nào bù đắp sản lượng thủy sản đang bị sụt giảm”.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, sản lượng thủy, hải sản khai thác và nuôi trồng 9 tháng đầu năm của tỉnh đạt gần 638 ngàn tấn, trong đó riêng sản lượng nuôi trồng đạt trên 187 ngàn tấn, tăng gần 8% so với cùng kỳ. Tăng trưởng ấn tượng nhất là ngành nuôi tôm nước lợ, khi cả diện tích nuôi trồng, sản lượng thu hoạch và kim ngạch chế biến xuất khẩu đều vượt kế hoạch.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi được trên 126 ngàn ha tôm nước lợ, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Trong đó, thả nuôi thâm canh công nghiệp được 2.624 ha, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến gần 30 ngàn ha, nuôi luân canh tôm - lúa gần 94 ngàn ha. Sản lượng tôm nuôi thu hoạch 9 tháng đầu năm ước đạt gần 68 ngàn, tăng hơn 8% so với cùng kỳ.

17-03-13_2nguoi_nuoi_tom_ti_kien_ging_dy_mnh_ung_dung_cong_nghe_vo_sn_xut_hn_che_nhung_tc_dong_bt_loi_tu_moi_truong_1
Người nuôi tôm tại Kiên Giang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, hạn chế những tác động bất lợi từ môi trường.

Giá tôm những tháng qua ổn định, tôm sú loại 30 con/kg hiện thương lái thu mua tại vuông nuôi từ 180-190 ngàn đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, giá 85-90 ngàn đồng/kg. Với giá này, người nuôi đạt lợi nhuận khá nên rất phấn khởi.

Ông Nguyễn Hoàng Vương, một hộ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương cho biết, năm nay thời tiết tương đối thuận lợi cho nghề nuôi tôm. Hơn nữa, với việc đầu tư công nghệ, nuôi tôm trong ao lót bạt hoặc nuôi trong hồ nổi, có mái che nên cũng ít bị ảnh hưởng các yếu tố môi trường.

“Từ đầu năm đến nay, gia đình tôi đã thả nuôi được 3 đợt và đều hiệu quả. Nhờ giá tôm ổn định nên lợi nhuận đợt nào cũng đạt khá. Tôi đang tiếp tục vèo tôm giống, chuẩn bị thả ra nuôi diện rộng để thu hoạch vào đợt cuối năm. Thường đợt này giá tôm sẽ cao do nguồn cung không nhiều như những tháng nuôi tôm chính vụ mùa khô”, ông Vương kỳ vọng.

17-03-13_3sn_luong_thu_hoch_tom_nuoi_cu_kien_ging_tng_mnh_d_phn_no_bu_dt_sn_thuy_sn_dng_bi_sut_gim_2
Sản lượng thu hoạch tôm nuôi của Kiên Giang tăng mạnh, đã phần nào bù đắp sản thủy sản đang bị sụt giảm.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, không chỉ tăng trưởng tốt về vùng nuôi, sản lượng thu hoạch mà tình hình xuất khẩu tôm của tỉnh những tháng qua cũng rất khả quan. Nhiều thị trường vẫn giữ được nhịp tăng trưởng tốt, chẳng hạn như Trung Quốc. Trước đây, mặt hàng tôm nguyên liệu được xuất tiểu ngạch sang thị trường này khá nhiều nhưng nay đã giảm. Hiện các doanh nghiệp chuyển qua xuất khẩu tôm đông lạnh đi chính ngạch sang Trung Quốc cũng rất tốt.

Giám đốc Sở Công thương Kiên Giang Ngô Công Tước cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh 9 tháng đầu năm tăng gần 10% so với cùng kỳ, với giá trị ước đạt 34.635 tỷ đồng. Chủ yếu từ tăng trưởng của một số ngành, lĩnh vực chế biến, chế tạo, như chế biển thủy sản, sản xuất giày da, may mặc…

Trong đó, một số sản phẩm có sản lượng tăng khá, như giầy da tăng hơn 22% (11,52 triệu đôi), tôm đông tăng trên 17% (gần 3.200 tấn). Các sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành và luôn có mức tăng trưởng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 9 tháng đầu năm đạt trên 429 triệu USD, tăng gần 5,4% so với cùng kỳ.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.