| Hotline: 0983.970.780

Tỏi Sanuki bén duyên rẻo cao Kỳ Sơn

Thứ Tư 28/05/2025 , 10:01 (GMT+7)

Trồng thử nghiệm tại xã Na Ngoi, giống tỏi Sanuki chất lượng cao của Nhật Bản phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng nơi dải đất cao.  

Hội thảo 'Phổ biến kỹ thuật và thúc đẩy mở rộng diện tích trồng tỏi Sanuki' mang lại nhiều cơ hội cho đồng bào vùng cao Kỳ Sơn. Ảnh: Việt Khánh.

Hội thảo “Phổ biến kỹ thuật và thúc đẩy mở rộng diện tích trồng tỏi Sanuki” mang lại nhiều cơ hội cho đồng bào vùng cao Kỳ Sơn. Ảnh: Việt Khánh.

Vừa qua, tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức Hội thảo “Phổ biến kỹ thuật và thúc đẩy mở rộng diện tích trồng tỏi Sanuki” cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), JICA đã hỗ trợ Nghệ An thực hiện dự án "Khảo sát xác minh kinh doanh SDGs với khu vực tư nhân để phát triển chuỗi giá trị cho tỏi Sanuki tại tỉnh Nghệ An, Việt Nam” nhằm góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội tại các quốc gia đang phát triển.

“Giống tỏi Sanuki (Nhật Bản) được trồng thử nghiệm tại xã Na Ngoi từ năm 2023 với sự tham gia của cán bộ, hội viên Tổng đội Thanh niên xung phong 10 và hơn 30 hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số quanh vùng. Qua theo dõi nhận thấy tỏi Sanuki phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng đặc trưng của xã Na Ngoi. Giống tỏi Sanuki hội tụ các yếu tố cần thiết để vươn mình thành cây trồng cho giá trị cao trong tương lai không xa”, bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An chia sẻ.

Tỏi Sanuki phát triển tốt trong thời gian trồng thử nghiệm tại xã Na Ngoi. Ảnh: Việt Khánh.

Tỏi Sanuki phát triển tốt trong thời gian trồng thử nghiệm tại xã Na Ngoi. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Shinoda Takanobu, Phó trưởng Đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam nhấn mạnh, khí hậu và đất đai của tỉnh Nghệ An phù hợp để trồng tỏi chất lượng cao, tương đương với giống tỏi Sanuki sản xuất tại tỉnh Kagawa Nhật Bản. Kỳ vọng dự án sẽ sớm thiết lập được một chuỗi giá trị bền vững, từng bước cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của bà con vùng cao tại huyện Kỳ Sơn nói chung, địa bàn xã Na Ngoi nói riêng.

Na Ngoi được ví như “cổng trời xứ Nghệ”, nơi có đỉnh núi Puxailaileng cao hơn 2.700m so với mực nước biển. Dưới chân núi các bản làng nằm rải rác, quanh năm mây mù bao phủ. Địa hình bất thuận, thời tiết đặc trưng có phần “hà khắc” đã kìm hãm đà phát triển của đồng bào nơi đây suốt thời gian dài.

Với sự đồng hành chặt chẽ của tổ chức JICA, dự án rất đáng kỳ vọng. Ảnh: Việt Khánh. 

Với sự đồng hành chặt chẽ của tổ chức JICA, dự án rất đáng kỳ vọng. Ảnh: Việt Khánh. 

Dưới sự quan tâm, định hướng của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, chính quyền địa phương đã xây dựng kế hoạch, quyết tâm biến nhược điểm thành lợi thế thông qua công tác chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhằm tạo đà phát triển sinh kế, kết quả thực tế cho thấy đây lựa chọn đúng đắn.

Những năm qua đồng bào Na Ngoi đã thu được thành quả từ cây gừng, vốn đã thành thương hiệu. Từ những nét tương đồng hiếm gặp, giống tỏi Sanuki chất lượng cao đủ sức nối tiếp hành trình này.      

Mô hình trồng tỏi Sanuki mở ra hướng đi mới cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Việt Khánh.

Mô hình trồng tỏi Sanuki mở ra hướng đi mới cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Việt Khánh.

Tại hội thảo, các chuyên gia kỹ thuật của JICA đã phổ biến, hướng dẫn chi tiết quy trình, kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho các hộ dân trực tiếp tham gia. Đây là nội dung thực sự quan trọng bởi dự án tạo nền móng ban đầu, muốn duy trì xuyên suốt, hiệu quả đòi hỏi bà con phải nắm vững kiến thức, áp dụng thuần thục nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu ngày một khắt khe của người tiêu dùng.

Thời gian tới JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An, với kì vọng xây dựng được mối quan hệ tin cậy với cộng đồng địa phương, đồng thời tạo ra một mô hình bền vững và toàn diện góp phần cải thiện cuộc sống tại các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Việt Nam.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài cuối] Cơ hội vàng kiện toàn hệ thống thú y

HẢI PHÒNG Việc sáp nhập đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội để thực hiện những giải pháp đột phá, kiện toàn hệ thống thú y và chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, bền vững

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất