| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về ẩn số J-20

Thứ Năm 12/07/2012 , 10:01 (GMT+7)

Đầu năm 2011, Trung Quốc đã lần đầu tiên cho bay thử J-20, cỗ máy mà họ gọi là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5.

Đầu năm 2011, Trung Quốc đã lần đầu tiên cho bay thử J-20, cỗ máy mà họ gọi là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều lần cất cánh và Trung Quốc cũng công bố thêm nhiều hình ảnh về J-20, nhưng vẫn còn nhiều điều bí mật về “Mãnh Long” của Không quân Trung Quốc.

>> Hé lộ hệ thống tên lửa đánh chặn của các “ông lớn”
>> Bí ẩn trực thăng tàng hình tiêu diệt Bin Laden
>> Vũ khí bí mật hiện tại và tương lai

Quân đội Trung Quốc “khoe” rằng, kể từ khi được công bố trên các phương tiện thông tin, cả thế giới phải đồng ý với nhau rằng J-20 là một bước tiến quan trọng của nền công nghiệp quân sự Trung Quốc.

Đến nay, với hơn 60 chuyến bay thử, trình diễn khả năng nhào lộn tương đối tốt của nó cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ với những người quan tâm đến khoa học quân sự.

Cùng với sự xuất hiện của J-20, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Nga) sở hữu máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang phát triển rất mạnh.

Năm 2009, Phó tư lệnh Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc Hà Vi Vinh cho biết, J-20 phải chờ đến năm 2017 mới có thể cất cánh. Tuy nhiên, những nỗ lực của các chuyên gia quân sự đã được đền đáp khi mà năm 2011 J-20 đã có chuyến bay thử đầu tiên.

Đây là sản phẩm của Tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô, nó cũng là sản phẩm máy bay chiến đấu đầu tiên của Trung Quốc không “sao chép” của Mỹ, Nga như F-22 Raptor hay Sukhoi T-50. Người Trung Quốc rất tự hào về sản phẩm thuần Trung này của mình, nhưng liệu có chắc chắn là như thế?

Con rồng đi mượn

Mặc dù mang tiếng tự sản xuất được một chiếc máy bay hoàn chỉnh nhưng hiện nay J-20 của Trung Quốc đang bay bằng động cơ AL-31F của những chiếc Su-27 mà họ được Nga cung cấp từ những năm 1980. Trước đó, các kỹ sư không quân Trung Quốc cũng đã cố gắng đưa động cơ họ tự chế tạo vào sử dụng trong chuyến bay thử thứ 2 của J-20 nhưng thất bại.

Sự chênh lệch về đẳng cấp, trình độ trong công nghệ quân sự giữa Nga và Trung Quốc đã thể hiện rất rõ sau thất bại này. Mặc dù đã cố gắng mô phỏng hết sức có thể lại AL-31F, tuy nhiên các động cơ do Trung Quốc sản xuất không thể chịu được cường độ làm việc ở tốc độ cao và độ bền không đạt yêu cầu.

Một đặc điểm của các máy bay tiêm kích thứ 5 đó là động cơ có khả năng tăng tốc lên đến vận tốc âm thanh mà chưa cần kích hoạt bộ phận đốt sau. Vì vậy, cho dù có tự chế tạo ra sản phẩm tương tự hay sử dụng AL-31F đi nữa thì J-20 vẫn chưa thể được gọi là máy bay thế hệ thứ 5 đích thực.

Gần đây, có thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ mua một loạt máy bay thế hệ 4++ Su-35 của Nga, có thể mục đích của bản hợp đồng này chính là loại động cơ mà Su-35 đang sử dụng. AL-41F1C, động cơ của Su-35 sau AL-31F của Su-27 2 thế hệ, nó có thể đạt đến vận tốc âm thanh mà không cần khởi động bộ phận đốt sau. Đây là thứ mà Trung Quốc đang cần để biến J-20 thành chiếc máy bay chiến đấu thứ 5 thực sự.


Mãnh Long J-20 của Không quân Trung Quốc

Tuy nhiên, Nga đã rất tỉnh táo sau nhiều lần bị Trung Quốc sao chép máy bay một cách ngang nhiên. Đơn giản là chiếc Su-27 của Nga được bán với giá 30 triệu USD nhưng Trung Quốc đã nhanh tay chế tạo ra J-11, trông cũng ‘tương tự’ nhưng giá chỉ 10 triệu USD mỗi chiếc.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn liên tục mua thêm động cơ phản lực từ Nga với lí do là sử dụng để thay thế các động cơ đã cũ của những chiếc tiêm kích mà họ mua của Nga trước đây. Tuy nhiên, các động cơ này sẽ được dùng để thay thế hay lắp mới vào các sản phẩm tự chế của Trung Quốc hay dùng để sao chép thì chẳng ai biết được. Hiện nay, chỉ còn Nga là quốc gia duy nhất còn chấp nhận bán động cơ phản lực cho Trung Quốc.

Lần này, với sự cảnh giác của mình Nga đã đă vào hợp đồng mua bán Su-35 những điều khoản phụ như chỉ giao những chiếc máy bay đã được lắp ráp hoàn chỉnh và yêu cầu chống sao chép trái phép. Ngoài ra, năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã thẳng thừng từ chối yêu cầu mua động cơ AL-41F1C của Trung Quốc.

Trong khi đó, nhận xét về những bản hợp đồng quân sự của Trung Quốc, đại diện Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ của Nga, ông Vasily Kashin cho rằng: “Điều thường thấy ở các bản hợp đồng của người Trung Quốc đó là họ mua rất nhiều thứ, nhưng số lượng rất ít. Từ đó họ sẽ kiểm tra, nghiên cứu và mở rộng sản xuất nếu có khả năng sao chép”.

Tới đây, có thể Bắc Kinh và Moscow sẽ đàm phán với nhau để J-20 có thể sử dụng các động cơ của Nga cung cấp theo những điều khoản đặc biệt. Việc mua Su-35 về rồi tháo ra lấy động cơ lắp vào J-20 là vô cùng tốn kém và điên rồi, Trung Quốc sẽ không làm thế và sẽ nhờ đến Nga, tuy nhiên dù sớm hay muộn thì đến lúc nào đó Trung Quốc vẫn phải tự chế tạo động cơ của mình.

Còn kém xa Nga, Mỹ

Mặc dù là sản phẩm rất đáng tự hào Trung Quốc nhưng các chuyên gia quân sự quốc tế vẫn chưa đánh giá cao J-20. Nhận xét về J-20, chuyên gia quân sự Andrei Chang của Hongkong cho biết: “Có lẽ các kỹ sư Trung Quốc tự biết họ không để đạt đến công nghệ tàng hình như F-22 Raptor hay Sukhoi T-50 nên đã bù đắp cho J-20 khả năng cơ động”. Điều này có thể nhận ra qua hình dáng của J-20 và những màn nhào lộn ấn tượng của nó trong các chuyến bay thử.

Ngoài những yếu kém về công nghệ sơn tàng hình và các loại vật liệu sử dụng trong máy bay, các chuyên gia cũng cho biết khả năng của các radar của J-20 cũng là một dấu hỏi lớn. Andrei Chang không rõ khả năng của các radar này có thể đạt tới trình độ của Nga, Mỹ hay không nhưng theo phỏng đoán của ông thì để có thể trang bị hoàn chỉnh để đưa J-20 vào thực chiến thì Trung Quốc vẫn còn phải đi một chặng đường rất dài nữa.

Xem thêm
Hà Nội đối mặt nhiều thách thức về an toàn thực phẩm

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 25 của HĐND TP. Hà Nội, hàng loạt vấn đề nổi cộm đã được đặt trong công tác quản lý ATTP.

Bình luận mới nhất