| Hotline: 0983.970.780

Thực hiện chiến lược lâm nghiệp bền vững từ hoạt động trồng cây

Thứ Năm 15/05/2025 , 19:35 (GMT+7)

Bình Dương Từ phong trào trồng cây nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn mới.

Ngày 15/5, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, học sinh… cùng tề tựu tại khu vực sân bay Trung đoàn 271 (Bình Dương) để tham gia Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những nhát cuốc nhẹ nhàng nhưng đầy tâm huyết gieo xuống không chỉ là mầm cây, mà còn là mầm hy vọng, về một Việt Nam xanh, sạch, phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Khoa Hải, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Giáo chụp hình lưu niệm cùng các em học sinh. Ảnh: Trần Phi.

Ông Nguyễn Khoa Hải, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Giáo chụp hình lưu niệm cùng các em học sinh. Ảnh: Trần Phi.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Khoa Hải - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Giáo chia sẻ: “Trồng cây là truyền thống tốt đẹp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng và để lại cho chúng ta. Từ phong trào này, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình đô thị xanh, lâm nghiệp đô thị, đưa cây xanh vào mọi ngõ ngách cuộc sống, từ tuyến đường, công viên, trường học, đến khu công nghiệp”.

Phát biểu tại sự kiện, ông Tô Văn Đạt - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo, nhấn mạnh: “Việc trồng cây không chỉ mang ý nghĩa tri ân Bác Hồ mà còn là hành động thiết thực để cải thiện môi trường sống, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Trách nhiệm này không của riêng ai, mà cần sự chung tay của toàn xã hội, từ cán bộ công chức, học sinh đến doanh nghiệp, người dân”.

Ông Đạt cũng cho biết, trong năm nay, toàn huyện sẽ trồng mới hàng chục nghìn cây xanh tại các khu dân cư, trục giao thông và vùng nông thôn mới. Việc chọn lựa cây bản địa, phù hợp với khí hậu như sao, dầu, giáng hương, bằng lăng, không chỉ tăng tỉ lệ sống mà còn làm phong phú thêm hệ sinh thái địa phương.

anh-10-122600_993

Ông Tô Văn Đạt, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện trồng cây nhớ ơn Bác Hồ. Ảnh: Trần Phi.

Ông Nguyễn Khoa Hải nhấn mạnh rằng: “Phát triển lâm nghiệp không chỉ là nghĩa vụ môi trường, mà còn là một phần trong chiến lược kinh tế xanh của tỉnh. Bình Dương cam kết đồng hành cùng chiến lược lâm nghiệp quốc gia, đảm bảo tỷ lệ che phủ cây xanh đạt chuẩn, góp phần bảo vệ hệ sinh thái và nâng cao chất lượng sống của người dân trong tiến trình công nghiệp hóa”.

Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại Bình Dương là một điểm sáng tiêu biểu trong lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Chiến lược này do Chính phủ ban hành nhằm tái định vị ngành lâm nghiệp từ chỗ phục vụ khai thác sang phục vụ môi trường, đa giá trị và thân thiện với biến đổi khí hậu.

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Bình Dương đã trồng mới hơn 140.000 cây xanh phân tán, tập trung tại các tuyến đường liên xã, khu dân cư, trường học, công viên, nghĩa trang, khu di tích… Không chỉ là phong trào theo dịp lễ, việc trồng cây tại Bình Dương đã trở thành văn hóa, gắn liền với quy hoạch đô thị, phát triển công nghiệp xanh và hạ tầng bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang triển khai các chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng sản xuất, nâng cao giá trị rừng trồng thông qua ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong gieo trồng, chăm sóc và quản lý. Các mô hình rừng gỗ lớn, rừng hỗn giao cũng đang được thử nghiệm tại một số địa phương, nhằm tạo bước chuyển từ diện tích sang chất lượng.

Toàn cảnh buổi lễ trồng cây nhớ ơn Bác Hồ. Ảnh: Trần Phi.

Toàn cảnh buổi lễ trồng cây nhớ ơn Bác Hồ. Ảnh: Trần Phi.

Song song đó, tỉnh tăng cường sử dụng công nghệ GIS để giám sát, truy xuất nguồn gốc lâm sản, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị xuất khẩu gỗ hợp pháp toàn cầu. Đây là bước đi quan trọng để Việt Nam giữ vững vị thế là một trong những nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới.

"Chúng tôi mong rằng không chỉ chính quyền mà mỗi người dân, mỗi học sinh, mỗi doanh nghiệp đều sẽ có một cây xanh gắn với ký ức, với trách nhiệm và với niềm tin vào tương lai, chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững vì vậy không chỉ là một kế hoạch. Đó là lời hứa giữa con người với thiên nhiên rằng dù đất chật, người đông, công nghiệp phát triển, Việt Nam vẫn kiên định giữ màu xanh trên từng thửa đất, từng hàng cây, từng ngọn đồi xa. Từ những mầm cây nhỏ bé hôm nay, một hệ sinh thái cân bằng và bền vững cho các thế hệ mai sau đang dần thành hình",  ông Tô Văn Đạt chia sẻ.

Xem thêm
Nghề nuôi gà lấy trứng khởi sắc

Khi người tiêu dùng hết ám ảnh chuyện ‘trứng gà giả’, sức mua trứng gà hồi phục, giá trứng trên thị trường tăng từ 1.200đ/quả lên 2.500đ/quả, nghề nuôi gà lấy trứng ‘hồi sinh’.

Trăn trở công tác thú y cơ sở sau khi sát nhập đơn vị hành chính

Nhiều địa phương lo lắng sau sát nhập, cán bộ bán chuyên trách nghỉ việc khiến công tác thú y cơ sở gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, địa bàn quản lý rộng.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

16 cán bộ kiểm ngư 'gánh' 6.000km² mặt biển

Quảng Ninh Lực lượng kiểm ngư Quảng Ninh chỉ có 16 cán bộ nhưng quản lý tới 6.000km² mặt biển, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trên biển.

Bình luận mới nhất