| Hotline: 0983.970.780

Thắt chặt hợp tác công - tư, tạo đòn bẩy cho ngành lúa gạo

Thứ Sáu 08/09/2023 , 15:44 (GMT+7)

CẦN THƠ Sự ra đời Nhóm đối tác công tư về lúa gạo là tầm nhìn, bước chuẩn bị quan trọng nhằm tạo đòn bẩy cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Các chuyên gia, doanh nghiệp cùng thảo luận tại hội thảo 'Tầm nhìn và đối thoại hợp tác công tư ngành hàng lúa gạo Việt Nam'. Ảnh: Kim Anh.

Các chuyên gia, doanh nghiệp cùng thảo luận tại hội thảo “Tầm nhìn và đối thoại hợp tác công tư ngành hàng lúa gạo Việt Nam”. Ảnh: Kim Anh.

Ngày 7/9 tại TP Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) và Công ty TNHH Bayer Việt Nam tổ chức hội thảo "Tầm nhìn và đối thoại hợp tác công tư ngành hàng lúa gạo Việt Nam".

Tháng 6/2022, Bộ NN-PTNT đã ban hành quyết định thành lập Nhóm công tác Đối tác công tư (Nhóm đối tác PPP) về lúa gạo và giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty TNHH Bayer Việt Nam đồng chủ trì.

Ra đời trong bối cảnh rất thuận lợi khi ngành lúa gạo vùng ĐBSCL đang nhận được rất nhiều chính sách hỗ trợ, Nhóm đối tác PPP thực hiện sứ mệnh liên kết sản xuất lúa gạo bền vững. Đồng thời, thông qua các hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thương mại, xúc tiến hợp tác công tư nhằm tạo đòn bẩy công nghệ nông nghiệp để hỗ trợ cho các hoạt động của ngành hàng lúa gạo. Nhất là tham gia vào Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL.

Với vai trò là cơ quan “chấp bút” cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhấn mạnh, Nhóm đối tác PPP về lúa gạo ra đời trước thời điểm soạn thảo Đề án thể hiện tầm nhìn trước những diễn biến của ngành hàng lúa gạo.

Ông Lê Thanh Tùng (trái), Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) hoan nghênh tất cả các thành phần trong chuỗi giá trị lúa gạo cùng tham gia vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh: Kim Anh.

Ông Lê Thanh Tùng (trái), Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) hoan nghênh tất cả các thành phần trong chuỗi giá trị lúa gạo cùng tham gia vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh: Kim Anh.

Ông Tùng hoan nghênh tất cả các thành phần trong chuỗi giá trị lúa gạo cùng tham gia vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với nhiều góc độ, lĩnh vực và chương trình khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp. Bởi Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao có quy mô lớn, chiếm 70% diện tích canh tác lúa của vùng ĐBSCL. Đề án nhận được sự kỳ vọng lớn của Chính phủ, Bộ NN-PTNT và các địa phương vùng ĐBSCL cũng như bà con nông dân nhằm hướng đến mục tiêu chung là nâng cao thu nhập cho người dân, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, ông Tùng băn khoăn, thời gian qua, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân nhưng chủ yếu tập trung ở những nông hộ riêng lẻ. Trong khi đó, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao lại tập trung vào những HTX, tổ chức đại diện cho nông dân. Những chương trình hỗ trợ mang lại nhiều lợi ích cho các nông hộ riêng lẻ có thể sẽ gây "hiệu ứng ngược" so với việc tham gia vào HTX.

8 tập thể và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 nhận bằng khen của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Kim Anh.

8 tập thể và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức sự kiện Agritechnica Asia Live 2022 nhận bằng khen của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Kim Anh.

Do đó, ông Tùng mong muốn trong các chương trình hợp tác công tư, doanh nghiệp hay các nhà đầu tư độc lập trong chuỗi ngành hàng lúa gạo cần thống nhất quan điểm là có giải pháp liên kết bà con nông dân lại thành một tổ chức.

Bên cạnh đó, các yếu tố kỹ thuật khi triển khai cũng cần phù hợp với mục tiêu của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, hướng tới các yếu tố xã hội, nhân văn và môi trường.

Cuối cùng là giữa doanh nghiệp, tổ chức công tư cần có sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khuyến nông trung ương và địa phương.

Xác định Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là cơ hội lớn để định vị lại ngành hàng lúa gạo Việt Nam, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hoạch định thời gian tới, hệ thống khuyến nông doanh nghiệp phải là một bộ phận của khuyến nông Việt Nam. Ông Thanh cam kết và mong muốn sự đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức công tư để tạo nên một giải pháp tích cực hỗ trợ cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Đồng thời, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ kích hoạt hệ thống khuyến nông bao gồm: Khuyến nông doanh nghiệp, khuyến nông của các tổ chức xã hội, khuyến nông cơ sở cùng đồng hành để đáp ứng các mục tiêu đề ra.

Tại hội thảo, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty BioPlant (Hàn Quốc) đã ký kết hợp tác. Ảnh: Kim Anh.

Tại hội thảo, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty BioPlant (Hàn Quốc) đã ký kết hợp tác. Ảnh: Kim Anh.

Việt Nam là quốc gia được đánh giá có hệ thống khuyến nông mạnh nhất Đông Nam Á với hơn 30.000 khuyến nông viên ở địa phương và mạnh nhất về đầu tư công cho hệ thống khuyến nông.

Ông Chu Việt Hà, Giám đốc Chi nhánh Khoa học cây trồng (Công ty TNHH Bayer Việt Nam) cho rằng, sự kết hợp giữa các doanh nghiệp cùng ngành nông nghiệp để chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu chung rất cần thiết. Bởi theo ông Hà, không có một doanh nghiệp nào có đầy đủ công nghệ giúp cho bà con nông dân từ gieo trồng cho đến khi thu hoạch và tiêu thụ.

Muốn phát triển nông nghiệp bền vững, buộc doanh nghiệp phải hợp tác, phát huy thế mạnh của nhau, mỗi đơn vị đóng góp vào chuỗi giá trị để cho ra những mô hình canh tác chuẩn, bền vững, hướng tới nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.

Dịp này, Hội thảo đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho 8 tập thể và 2 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức sự kiện Agritechnica Asia Live 2022.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất