| Hotline: 0983.970.780

Thắng lớn nhờ né 'bão giá' thức ăn, chuyển sang nuôi cá trắm cỏ

Thứ Hai 21/11/2022 , 18:31 (GMT+7)

HƯNG YÊN Với sự tư vấn, hỗ trợ của khuyến nông, nhiều hộ nuôi cá ở Hưng Yên đã thắng lớn nhờ linh hoạt chuyển từ nuôi cá ăn cám công nghiệp sang nuôi cá trắm cỏ.

Vừa mới gặp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thuận ở xã Việt Hưng (Văn Lâm, Hưng Yên) đã hào hứng khoe, may mắn đầu năm nay ông được Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên hỗ trợ một phần giống nuôi thủy sản, cám công nghiệp và chế phẩm vi sinh, nên đã cắt được lỗ khi nuôi thâm canh cá trong 2 năm xảy ra dịch Covid-19.

Ông Thuận cho biết, con giống được khuyến nông hỗ trợ là cá trắm cỏ hay còn gọi trắm trắng, nuôi từ tháng 3 tới tháng 10 được xuất bán, trọng lượng bình quân mỗi con đạt 1 - 1,2kg, trừ hết chi phí, còn dư ra được 50 triệu đồng, nếu tính cả phần được hỗ trợ, tổng lợi nhuận đạt khoảng 90 triệu đồng. Ngoài ra, ông Thuận còn nuôi ghép thêm 30% cá chép lai để tăng thu nhập.

Ông Thuận cho cá ăn

Ông Thuận cho cá ăn. Ảnh: Hải Tiến.

Nuôi cá trắm sớm cho thu hoạch là do ông Thuận chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Trong đó, ông chỉ sản xuất và cung ứng một phân khúc thị trường (chỉ nuôi từ cá suốt đến cá choai/cá nhỡ), sản phẩm sau thu hoạch bán cho các hộ nuôi từ cá nhỡ 1 - 2kg/con đến cá thịt 5 - 6kg/con. Ông Thuận cho biết, cách nuôi này có cái lợi là không đòi hỏi kỹ thuật khắt khe, đỡ dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh, phù với các hộ không có ao hồ, mặt nước lớn. Đặc biệt, giá các loại cá trắm nói chung cũng ổn định hơn.

“Nuôi cá trắm trắng buộc phải cho ăn thêm cỏ, vì vậy cá trắm trắng thường gọi là trắm cỏ. Theo khuyến cáo kỹ thuật của cán bộ khuyến nông hỗ trợ, để tăng trọng 1kg cá trắm trắng cần cho ăn 35 - 40kg rau, cỏ sạch các loại. Đây lại là lợi thế, giúp giảm mua cám công nghiệp so với nuôi các loài cá khác, nhất là trong tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Nhờ đó, lợi nhuận đã gia tăng đáng kể. Đây cũng là lý do tôi chọn nuôi cá trắm cỏ”, ông Thuận cho biết thêm.

Ông Thuận lưu ý, trong quá trình nuôi, cá trắm cỏ thường mắc bệnh đen đầu, hay xảy ra vào những ngày thời tiết giao mùa (tháng 3 và tháng 9). Để phòng ngừa, phải tuân thủ chặt chẽ quy trình VietGAHP trong nuôi cá như chọn nuôi con giống khỏe, tắm cá bằng nước muối 3 - 5% trước khi xuống giống, định kỳ xử lý nước ao nuôi bằng chế phế phẩm vi sinh chuyên dụng, nhất là trước lúc thời tiết thay đổi…

Ao nuôi thả cá trắm trắm của ông Thuận

Ao nuôi thả cá trắm trắng của ông Thuận. Ảnh: Hải Tiến.

Liền kề với mô hình của ông Thuận, ông Nguyễn Đức Khá cũng được Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên hỗ trợ nuôi thủy sản. Trước đây, ông Khá chủ yếu nuôi chép lai từ con giống cá phân tới cá thịt. Do cá chép không ăn cỏ, không thể nuôi kiểu tận dụng được như ông Thuận nên ông Khá nuôi cá chỉ hòa vốn.

Ông Khá bày tỏ, nếu không được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ, gỡ cho “bàn thua” trông thấy thì năm nay ông lỗ nặng. Vì thời gian qua, giá cám cá liên tục tăng cao, tới nay đã tăng gấp 2 lần (100%) so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá bán cá thương phẩm thì vẫn đứng im. Không những vậy, giá một số loại cá như mè, trôi, rô phi còn bị giảm. Cùng với đó, hiện nay, thời tiết mưa nắng ngày càng không còn theo quy luật cũ, nên dịch bệnh phát sinh gây hại nhiều và bất thường.

“Nhờ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tập huấn hàng tháng, nên mọi phát sinh có hại trong nuôi cá, chúng tôi đều được hướng dẫn kỹ thuật để xử lý kịp thời, tránh được nguy cơ thất thu, nếu không, thâm vào vốn là cái chắc”, ông Khá bày tỏ thêm.

Cá Trắm trắng nhà ông Thuận

Cá trắm trắng nuôi ít tốn chi phí do tận dụng được thức ăn xanh. Ảnh: Hải Tiến.

Nhớ lại ngày mới ra xây dựng trang trại (năm 2002), ông Nguyễn Văn Thuận cho hay, xứ đồng này quanh năm trũng úng, cấy một vụ lúa năng suất cũng bấp bênh. Ông Thuận đã lập dự án đề nghị xã cho chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Thấy hợp tình hợp lý, các cấp chính quyền địa phương phê duyệt ngay, và hỗ trợ mỗi sào chuyển đổi 180.000 đồng, đủ gạo ăn trong năm đầu chưa có sản phẩm thu hoạch.

Ngày đó cũng chưa có dịch vụ máy xúc, máy ủi phổ biến như bây giờ nên để có được diện tích ao đủ rộng và sâu cho nuôi thả cá, ông Thuận phải nhờ những người thân trong làng, lao động đào đắp thủ công. Thương vợ chồng ông Thuận 2 con còn nhỏ, bà con làng xóm chỉ làm giúp, không lấy tiền công. Sau thấy ông Thuận nuôi cá phát đạt, lần lượt có thêm 35 hộ khác cũng làm theo, phủ kín trên 10ha đất hoang hóa 1 vụ lúa.

“Hàng năm, địa phương luôn được ngành nông nghiệp tỉnh nói chung, các cấp khuyến nông nói riêng đến xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho người dân. Quá đó, giúp nhà nông giảm thiểu thiệt hại mất mùa do dịch bệnh và thời tiết, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho nhiều nông hộ, nhất là các hộ làm trang trại ở xứ đồng thấp trũng của thôn”, ông Lê Văn Đương, Trưởng thôn Trung, xã Việt Hưng (Văn Lâm, Hưng Yên) cho biết.

Xem thêm
Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất