| Hotline: 0983.970.780

Thăm cơ sở nuôi gà rừng 'độc nhất, vô nhị' ở Hải Dương

Thứ Bảy 15/03/2025 , 13:04 (GMT+7)

HẢI DƯƠNG Cơ sở nuôi gà rừng của gia đình anh Nguyễn Tư Phong, thôn Tất Thượng, xã Lạc Phượng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã trở thành 'độc nhất, vô nhị' tại địa phương.

Niềm đam mê nuôi gà 

Theo giới thiệu của bạn bè, một sáng mùa xuân chúng tôi đã đến thăm cơ sở nuôi gà rừng của gia đình anh Nguyễn Tư Phong. Đứng trước cổng nhà, chúng tôi như lạc vào cánh rừng trong sớm mai, bởi những tiếng gáy của gà trống rừng trên cành cây, gà mái đẻ trên mặt bể, dưới khóm cây, hoa… nhảy ra cục tác, đàn gà mái ngoài vườn đang tha rơm làm ổ. Những  hình ảnh tự nhiên đã giúp cơ sở của anh Phong trở lên nổi tiếng, được nhiều khách hàng  tỉnh Hải Dương và nhiều tỉnh thành biết đến. 

Gà rừng để trứng khắp nơi từ góc sân, góc bếp và cả trong chậu hoa cảnh. Ảnh: Kiên Cường. 

Gà rừng để trứng khắp nơi từ góc sân, góc bếp và cả trong chậu hoa cảnh. Ảnh: Kiên Cường. 

Anh Phong vừa đi kiểm tra các ổ trứng gà đẻ khắp nơi từ vườn, góc bếp, trong chậu lan, trên mặt bể… vừa kể: Từ bé, anh đã đam mê chăn nuôi gà và “duyên” để cho anh có được cơ sở nuôi gà rừng hàng trăm con gà thịt, gà giống hiện nay. Vào năm 2000, anh xuất ngũ bộ đội về quê, trong một chuyến thăm người bạn quê ở Bình Phước trước đây đóng quân cùng đơn vị, thấy anh thích thú gà rừng nhỏ nhắn, màu lông sặc sỡ với tiếng gáy lanh lảnh, người bạn tặng anh đôi gà mang về quê nuôi làm cảnh. Không ngờ, chính đôi gà mà người bạn quê Bình Phước tặng, đã đặt nền móng đam mê cho anh tròn 25 năm với nghề nuôi, tạo giống, lai giống gà rừng của các miền vùng núi phía Nam, Tây Bắc.

Cơ sở gà rừng "độc nhất, vô nhị" 

Bắt tay vào nuôi gà rừng theo hình thức trang trại, anh Phong gặp không ít khó khăn: gà bị chết, còi cọc, chậm lớn và giống gà ấp ra yếu. Không chịu thất bại, anh Phong lặn lội đi lên vùng núi cao học hỏi kinh nghiệm. Qua thời gian tìm hiểu, anh Phong nhận thấy việc nuôi gà rừng không thể áp dụng phương pháp nuôi, thức ăn như gà nhà. Bởi gà rừng phải được sống trong môi trường tự nhiên, không gian rộng rãi, thoáng đãng và có cây cho gà bay đậu ngủ về đêm, như vậy gà mới nhanh, khỏe, không bị bệnh tật. Gà giống đẻ ở nhiều địa điểm khác nhau để thoải mái, như: góc vướn, trong chum, chậu hoa, gác bếp… trứng mới gà to, đều và giống gà ấp ra mập đẹp và khỏe mạnh. Từ quan sát, theo dõi đúc kết kinh nghiệm, anh Phong đã dành trên 1.000 m2 đất vườn trồng các loại cây cổ thụ để nuôi gà thịt và để khoảng không gian sân, bếp các nơi có thể, để gà tìm đến làm ổ đẻ trứng.

Anh Phong chăm sóc đàn gà rừng giống, gà trắng đột biến. Ảnh: Kiên Cường. 

Anh Phong chăm sóc đàn gà rừng giống, gà trắng đột biến. Ảnh: Kiên Cường. 

Anh Phong chia sẻ: Muốn thịt gà rừng thơm ngon, ngọt đậm, không mỡ chuẩn như tự nhiên và lớn nhanh không bị bệnh tật, việc chọn lựa các loại thức ăn là khâu quan trọng.

Theo anh Phong, thức ăn cho gà phải đa dạng đảm bảo gần như cuộc sống tự nhiên ở trong rừng, gồm: Cào cào, châu chấu, giun đất, chuối, cà chua… kết hợp cám ngô. Chính bởi niềm đam mê, tỉ mỉ về nuôi dưỡng và chăm sóc nên cơ sở gà rừng của anh Phong ngày càng phát triển cho ra giống gà khỏe mạnh không bị dịch bệnh, gà rừng tai trắng và tai đỏ. Quá trình nuôi, gà rừng sản sinh giống gà đột biến lông trắng.

Hiện đàn gà giống nhà anh Phong có 45 gà mái đẻ làm giống bán, mỗi năm bán ra thị trường từ 1.000 – 1.200 con (gà giống 2 tuần tuổi được bán giá 100 nghìn đồng/con) và 2 cơ sở gà thịt cung cấp cho khách hàng trong  tỉnh Hải Dương và tỉnh, thành phố khác gần 300 con/năm. Gà rừng được bán theo cặp, (1 cặp gà khoảng 2,6 – 2,8kg) với giá 1.400.000 đồng. Giá gà cao nhưng thường xuyên cháy hàng, khách mua phải đặt trước hàng tháng.

Cơ sở gà rừng nhà anh Phong được khách hàng ưa chuộng, đánh giá cao về chất lượng. Ảnh: Kiên Cường. 

Cơ sở gà rừng nhà anh Phong được khách hàng ưa chuộng, đánh giá cao về chất lượng. Ảnh: Kiên Cường. 

Anh Nguyễn Văn Công, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, khách hàng quen của cơ sở gà rừng nhận xét: Tôi thường đến đây mua gà vào những ngày đặc biệt, để thiết đãi gia đình, anh em, bạn bè… Có thể nói, thịt gà không thể chê vào đâu được bởi hương vị và chất lượng. Anh Cường là khách quen và lâu năm được ưu tiên, chứ mua gà thịt cơ sở này đều phải đặt trước, tuy anh Phong đã mở rộng chăn nuôi nhưng không đủ phục vụ khách hàng.

Với niềm đam mê nuôi gà, anh Nguyễn Tư Phong đã gây dựng và thành công mô hình nuôi gà rừng ở vùng quê đồng bằng, tạo được nguồn thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm. Thời gian tới, anh Phong  mong muốn nhân rộng thêm nhiều cơ sở, để tiếp tục phát triển giống gà quý hiếm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Xem thêm
Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Những hứa hẹn ở Quỳnh Nhai

SƠN LA 7 năm trôi qua, diện tích trồng cây mắc ca ở Quỳnh Nhai ngày càng mở rộng, sản lượng tăng dần, doanh nghiệp chế biến sâu đã liên kết đầu tư để nâng giá trị.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

PGS.TS Vũ Năng Dũng: Đất và nước đã hòa một mối

Khi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN-PTNT sáp nhập, hai yếu tố đầu vào quan trọng của nông nghiệp là đất và nước đã về một mối.

Tàu cá thiếu lao động trầm trọng: [Bài 3] Cần hiện đại hóa nghề cá

Hiện đại hóa nghề cá là giải pháp giảm thiểu lao động để giải quyết vấn nạn thiếu lao động nghề biển nhưng đòi hỏi thuyền viên phải qua đào tạo.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.