| Hotline: 0983.970.780

Tàu ngầm Trường Sa không được cấp phép chạy thử trên biển

Thứ Hai 28/04/2014 , 22:23 (GMT+7)

UBND tỉnh Thái Bình chính thức từ chối cấp phép cho ông thử nghiệm tàu ngầm ngoài biển với lý do không đảm bảo an toàn.

>>Tàu ngầm Trường Sa sẵn sàng ra biển
>>Tàu ngầm "Made in Thái Bình" thử nghiệm trong hồ
>>Người Việt chế tạo tàu ngầm: ...Đến “Trường Sa 1"
>>Người Việt chế tạo tàu ngầm: Từ "Yết Kiêu I"

Chiều nay 28/4, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết, cách đây vài hôm ông đã nhận được công văn trả lời chính thức của UBND tỉnh Thái Bình, khẳng định không đồng ý cho ông thử nghiệm tàu ngầm ngoài vùng biển tại khu vực phao số 0 cảng Diêm Điền, cách bờ khoảng 12km.

Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết, công văn trả lời của UBND tỉnh Thái Bình có nêu lý do, công ty chưa tính toán và khảo sát hết các thông tin về điều kiện địa lý, thủy văn; thiếu các phương tiện cứu hộ, cứu nạn, không đảm bảo an toàn tính mạng khi có sự cố xảy ra.

Tỉnh Thái Bình thống nhất gửi công văn đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ và cho thử nghiệm tại Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1. UBND tỉnh cũng hoan nghênh tinh thần đam mê tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo, đặc biệt trong việc tự chế và thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa của ông Hòa.

“Khi cuộc họp bàn về việc cấp phép cho tàu ngầm của tôi thử nghiệm ngoài biển của tỉnh Thái Bình, không thấy có giấy mời tôi đến dự. Tôi cũng đoán ngay là không được cấp phép. Nếu có tôi trong cuộc họp đó, tôi sẽ trình bày những ý kiến của tôi, sẽ thuyết phục hơn khi mà tỉnh Thái Bình lo ngại về con tàu của tôi. Chính vì thế tôi cũng không bất ngờ lắm về quyết định này của tỉnh Thái Bình, tôi sẽ tiếp tục chờ đợi…” – ông Hòa chia sẻ.

Khi phóng viên đề cập đến thông tin cho rằng ông Đào Hồng Tuyển - “chúa đảo” Tuần Châu (Hạ Long) đồng ý cho ông Hòa mang tàu ngầm mini Trường Sa ra đảo Tuần Châu thử nghiệm, ông Hòa xác nhận: “Ông Tuyển đồng ý cả hai tay, ông ấy rất ủng hộ con tàu của tôi. Tuy nhiên, tôi còn đang tính toán nhiều phương án khác cho tàu ngầm này nên hiện tại chưa có phương án cụ thể nào”.

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.