| Hotline: 0983.970.780

Táo bạo nuôi cầy vòi mốc và cầy hương

Thứ Ba 19/10/2021 , 20:00 (GMT+7)

PHÚ THỌ Cách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông Thân đã mua vài con cầy về nuôi thử. Hiện cầy thịt nặng từ 6 đến 8 kg/con với giá 2 triệu đồng/kg.

Về khu Cửa Miếu xã Sơn Tình huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) hỏi ông Nguyễn Khắc Thân, ai cũng biết vì ông nuôi cầy vòi mốc và cầy hương, nghề nuôi mới lạ, độc đáo.

Trước đây, ông Thân đã từng chăn nuôi nhiều con nhưng thu nhập không ổn định. Cách đây 4 năm, thấy mọi người đánh bắt được nên ông đã mua vài con cầy về nuôi thử. Thời gian đầu, do chưa có kiến thức nuôi nên gặp rất nhiều khó khăn, ông phải đi nhiều nơi để học kinh nghiệm, lên mạng tìm tài liệu về kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng bệnh.

Ông Thân chăm sóc cho đàn cầy. Ảnh: Mạnh Thuần.

Ông Thân chăm sóc cho đàn cầy. Ảnh: Mạnh Thuần.

Vay mượn được số tiền trên 200 triệu đồng, ông vào tận Thừa Thiên Huế mua thêm 11 con cầy vòi mốc và 4 con cầy hương giống về nuôi. Hệ thống chuồng trại được ông đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp.

Thức ăn được ông chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, trung bình mỗi con một ngày chi phí hết 2.500 đồng, chủ yếu cơm và hoa quả, chuối, mít, dứa… Hiện gia đình ông nuôi 130 con cầy vòi mốc, cầy hương bố mẹ và cầy con.

Theo ông, một con cầy mẹ mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 đến 5 con. Đây là loài rất dễ nuôi, ít bệnh, mỗi ngày chúng ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Khi nuôi cần chú ý thiết kế chuồng cao, thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo ánh sáng nhằm hạn chế dịch bệnh.

Nhiều người đã đến thăm và muốn học hỏi nuôi cầy như ông Thân. Ảnh: Mạnh Thuần.

Nhiều người đã đến thăm và muốn học hỏi nuôi cầy như ông Thân. Ảnh: Mạnh Thuần.

Bình quân mỗi tháng, đàn cầy ông sinh sản ra từ 20 đến 30 con. Sau khi trừ chi phí, thu nhập từ bán giống và thương phẩm cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Hiện nay, khu nuôi của ông đã được rất nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc biết đến thông qua mạng xã hội và cũng có rất nhiều hộ dân ở các tỉnh thành trong cả nước tìm đến để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và đặt hàng mua con giống.

Ông Thân mong muốn được các cấp hỗ trợ để thành lập tổ hội nhằm mở rộng quy mô nuôi, đảm bảo nguồn cung ổn định để xuất bán, đồng thời giúp bà con nông dân trong vùng cùng nuôi.

Xem thêm
Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.