| Hotline: 0983.970.780

Sóng lớn đánh tan nát lồng bè nuôi trồng thủy sản, người nuôi thiệt hại nặng

Chủ Nhật 19/12/2021 , 20:56 (GMT+7)

Người nuôi trồng thủy sản ở thôn Bình Hưng, xã Cam Bình, TP Cam Ranh đang khóc ròng khi sóng lớn đánh tan nát lồng bè gây thiệt hại nặng.

Do ảnh hưởng bão số 9 kết hợp với không khí lạnh nên từ đêm 18/12 đến sáng ngày 19/12, trên vùng biển khu vực Bình Hưng, xã Cam Bình, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) xảy ra sóng lớn kèm theo gió mạnh đã phá hỏng nhiều lồng bè nuôi trồng thủy sản.

Lồng bè ở Bình Hưng bị sóng lớn đánh tan nát do ảnh hưởng bão số 9. Ảnh: NT.

Lồng bè ở Bình Hưng bị sóng lớn đánh tan nát do ảnh hưởng bão số 9. Ảnh: NT.

Ông Trần Văn Vinh, Trưởng thôn Bình Hưng, xã Cam Bình xác nhận thông tin trên và cho biết, toàn thôn có khoảng 120 bè nuôi trồng thủy sản, chủ yếu tôm hùm xanh, cá các loại. Để ứng phó bão số 9, bà con đã gia cố lồng bè chắc chắn và vào bờ tránh trú an toàn nên không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên thống kê ban đầu có trên 90% lồng bè của bà con bị sóng lớn đánh hỏng gây thiệt hại nặng.

“Từ đêm hôm qua sóng gió đã nổi lên nhưng lồng bè không bị làm sao hết. Nhưng từ 6 giờ sáng 19/12, sóng biển đánh rất mạnh, có nhiều đợt sóng cao gần 10m lại kéo dài đến 6 tiếng đồng hồ nên lồng bè chịu không nổi, đánh bay hết các neo lồng rồi cuốn đi. Chiều nay khi sóng bớt lại bà con có ra bè xem nhưng chẳng làm gì được. Vì toàn bộ bè bị cuốn dồn lại như một đống củi, hầu như lồng bị rách lưới, cá tôm mất sạch”, ông Vinh chia sẻ.

Người nuôi đành khóc ròng khi sóng lớn đánh gây thiệt hại lồng nuôi trồng thủy sản. Ảnh: NT.

Người nuôi đành khóc ròng khi sóng lớn đánh gây thiệt hại lồng nuôi trồng thủy sản. Ảnh: NT.

Cũng theo trưởng thôn Bình Hưng, hiện chưa thống kê hết thiệt hại do sóng lớn gây ra, tuy nhiên người thiệt hại ít nhất phải vài trăm triệu đồng, còn nhiều phải lên đến vài tỷ đồng, vì có nhiều hộ nuôi trồng thủy sản có gần đến 100 ô lồng.

Trong khi đó, theo UBND xã Cam Bình, ước khoảng 90% bè nuôi bà con ở khu vực Bình Hưng bị thiệt hại, tương ứng trên 200 tỷ đồng, chưa kể đến các bè du lịch cũng bị thiệt hại.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.