| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Đề phòng cúm gia cầm tái phát cuối năm

Thứ Năm 26/11/2020 , 17:05 (GMT+7)

Cảnh báo nguy cơ dịch cúm gia cầm tái phát khi thời tiết chuyển mùa, hộ chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng vắc xin ngừa cúm cho gia cầm.

Cán bộ Thú y tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm ở Sóc Trăng. Ảnh: ST.

Cán bộ Thú y tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm ở Sóc Trăng. Ảnh: ST.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, từ cuối tháng 8 đến ngày 23/9 vừa qua, cán bộ thú y địa phương phát hiện 6 ổ dịch cúm gia cầm với trên 7.300 con, xảy ra tại 2 huyện Kế Sách (5 ổ dịch) và Châu Thành (1 ổ dịch), toàn bộ số gia cầm bị cúm đã tiêu hủy. Đến nay, trên địa bàn tỉnh không phát sinh thêm ổ dịch cúm mới.

Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh, trong khi đàn gia cầm của các hộ chăn nuôi tăng đàn nhắm vào thị trường chợ tết. Một số hộ chăn nuôi chủ quan không tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm hoặc có tiêm phòng nhưng sử dụng các loại vắc xin không đảm bảo, không rõ nguồn gốc và chưa thực hiện đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.

Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng khuyến cáo hộ nuôi tuân thủ thực hiện biện pháp "5 không": Không nuôi thả rông gia cầm, không mua, bán gia cầm bị bệnh, không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc, không giấu dịch, không vứt xác gia cầm bừa bãi. Đồng thời, hạn chế tối đa người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi, chủ động tiêm phòng vắc xin ngừa cúm A/H5N1 cho gia cầm.

Bên cạnh đó, cán bộ thú y địa phương khuyến cáo bà con chăn nuôi cần có biện pháp đề phòng và nhận biết các triệu chứng biểu hiện bệnh dịch tả trên gà để phòng trị kịp thời. Chăm sóc đàn gia cầm cần lưu ý vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thường xuyên thay đệm lót chuồng, tạo môi trường cho con gà phát triển tốt nhất là rất cần thiết. Các hộ chăn nuôi cần ghi chép sổ để theo dõi, nếu phát hiện bệnh, báo cơ quan thú y gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Xem thêm
Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.