| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất giống và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

Thứ Hai 23/11/2020 , 08:39 (GMT+7)

Chưa bao giờ nước ta có được bộ căn cứ pháp lý và chính sách khuyến khích chăn nuôi đầy đủ như hiện nay.Vấn đề là phải tận dụng cơ hội để đẩy mạnh SX.

Các đại biểu tham quan mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học

Các đại biểu tham quan mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học

Đó là phát biểu của TS. Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi tại diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Sản xuất giống và an toàn sinh học chăn nuôi gia cầm” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức tại Vĩnh Phúc.

Theo TS. Nguyễn Văn Trọng: Đến hết năm 2019, tổng đàn gia cầm nước ta đạt 481 triệu con, bao gồm 98 triệu con thủy cầm và 382 triệu con gà (đàn gà thịt chiếm gần 80%, gà đẻ hơn 21%). Theo đó, tốc độ tăng trưởng chăn nuôi gia cầm giai đoạn năm 2016-2020 đạt hơn 10%/năm, sản lượng thịt hơi đạt trên 1,3 triệu tấn, trứng trên 13 tỷ quả, sản phẩm có tính cạnh tranh hơn, bước đầu đã xuất khẩu sang một số nước.

Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy đạt được các thành tựu nêu trên, trong đó có sự chuyển giao hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật về con giống và phương thức nuôi cho các nông hộ và doanh nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh và giá cả bấp bênh, do nuôi trong nông hộ còn nhiều, giá thành sản phẩm cao, sản xuất mất cân đối cung, cầu...

Gia trại chăn nuôi gà an toàn sinh học của anh Trần Văn Sáu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Gia trại chăn nuôi gà an toàn sinh học của anh Trần Văn Sáu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Ý thức được các mối nguy tiềm ẩn nói trên, từ năm 2015 Trung tâm đã tham gia thực hiện dự án: Giảm thiểu rủi ro và các mối đe dọa sức khỏe con người theo chuỗi giá trị ETP2-OSRO/VIE/402/USA. Các hoạt động, chương trình phối hợp nhằm phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học (ATSH), giúp người chăn nuôi và cộng đồng nắm bắt thông tin, thay đổi nhận thức trong phòng chống dịch bệnh cho gia cầm một cách hiệu quả nhất, đặc biệt với các bệnh nguy hiểm lây truyền giữa người và động vật.

TS.  Hạ Thúy Hạnh điều hành đối thoại với nhà nông.

TS.  Hạ Thúy Hạnh điều hành đối thoại với nhà nông.

Kết quả 5 năm phối hợp với FAO Việt Nam, Trung tâm đã xây dựng và tuyên truyền  các bộ tài liệu về ATSH bao gồm: Thực hành tốt và ATSH trong cơ sở ấp nở trứng gia cầm; thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi đàn gà bố mẹ; thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi đàn vịt, ngan bố mẹ; thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi đàn gà thương phẩm; thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi đàn vịt, ngan thương phẩm.

Xây dựng được 05 định mức kinh tế kỹ thuật cho các mô hình cải thiện điều kiện ATSH  trong chăn nuôi gia cầm. Tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh, sử dụng kháng sinh và ATSH trong chăn nuôi cho 350 cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y, hộ chăn nuôi tại các địa phương. Tổ chức được 26 lớp TOT cho 500 học viên là cán bộ khuyến nông, cán bộ chuyên môn của 29 tỉnh thành và trên 10 trường đại học, cao đẳng về chăn nuôi thú y. Bộ tài liệu được các học viên và nông dân đánh giá là thiết thực, dễ hiểu, dễ áp dụng, nhiều hộ chăn nuôi đã nắm vững và áp dụng thành công vào sản xuất.

Anh Trần Văn Sáu (dân tộc Sán Dìu) ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phú, được Trung tâm KNQG chuyển giao qui trình thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi gà thương phẩm, từ năm 2017 đến nay, đã giảm được 50% thuốc phòng bệnh cho gia trại nuôi gà của gia đình.

Ông Phạm Văn Lượng, Giám đốc Công ty CP giống gia cầm Lượng Huệ ở huyện An Dương, Hải Phòng tiết lộ: Sau khi áp dụng đồng bộ qui trình thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi gà thương phẩm và ấp nở trứng gia cầm của Trung tâm KNQG, hiệu quả sản xuất của công ty đã tăng thêm 30%...

Trong phiên diễn đàn đối thoại với nhà nông, có gần 30 nhóm câu hỏi liên quan đến phòng ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm ATSH và các cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước, đã được các nhà khoa học trả lời thấu đáo...

Trong phiên diễn đàn đối thoại với nhà nông, có gần 30 nhóm câu hỏi liên quan đến phòng ngừa dịch bệnh trong chăn nuôi gia cầm ATSH và các cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước, đã được các nhà khoa học trả lời thấu đáo...

Xem thêm
Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất