| Hotline: 0983.970.780

Sâu đục củ hoành hành vùng nguyên liệu khoai lang Vĩnh Long

Chủ Nhật 08/06/2025 , 17:40 (GMT+7)

VĨNH LONG Thống kê cho thấy, trung bình mỗi ruộng khoai có từ 30–40% số củ bị sâu đục. Đồng thời chưa có thuốc đặc trị nên chất lượng khoai giảm, kéo theo giá bán thấp.

Giá khoai lang thấp khiến nông dân không có lãi. Ảnh: Hồ Thảo.

Giá khoai lang thấp khiến nông dân không có lãi. Ảnh: Hồ Thảo.

Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết, trong đợt xuống giống gần nhất, nông dân toàn huyện đã trồng thêm 171 ha khoai lang, nâng tổng diện tích lên 881 ha, tăng 334 ha so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thời tiết không thuận lợi khiến nhiều diện tích khoai bị bệnh héo dây, héo củ và thối củ. Đồng thời, sâu bệnh cũng phát triển mạnh, đặc biệt là sâu đục củ.

Tại xã Thành Trung, bà con đang bước vào vụ thu hoạch rộ, năng suất đạt khoảng 30–35 tấn/ha. Tuy nhiên, giá bán chỉ từ 250–400 đồng/tạ, giảm một nửa so với năm ngoái khiến nông dân thua lỗ.

Ông Đinh Công Đoàn, Chủ tịch UBND xã Thành Trung cho biết, ngoài thị trường tiêu thụ chậm, chất lượng khoai kém cũng khiến giá xuống thấp. Nguyên nhân chính là do sự xuất hiện của một loại sâu sống trong đất, gây hại ngay khi khoai mới hình thành củ. Loại sâu này chưa có thuốc đặc trị, các biện pháp xử lý hiện tại hiệu quả không cao, khiến tỷ lệ củ bị hư rất lớn.

Theo thống kê, trung bình mỗi ruộng có đến 30–40% số củ bị sâu đục. Trước tình hình đó, địa phương đã đề nghị Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Bình Tân tăng cường tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Đồng thời vận động bà con tham gia hợp tác xã, áp dụng khoa học kỹ thuật, trồng rải vụ để hạn chế rủi ro từ sâu bệnh và biến động thị trường.

Xem thêm
Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số

Viện Chăn nuôi và Thú y mới cần được kiến tạo từ hạt nhân khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số.

Không để ngành chăn nuôi vỡ trận vì buôn lậu

Chiều 19/6, Thứ trưởng Bộ NN-MT Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp nhằm chấn chỉnh công tác phòng chống buôn lậu động vật và các sản phẩm động vật.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Cả bản nuôi cá dầm xanh, vươn lên làm giàu

THANH HÓA Bản Pượn, xã Trung Sơn (huyện Quan Hóa) có 39 hộ thì có tới 34 hộ nuôi cá dầm xanh. Nghề nuôi cá dầm xanh ở đây có công lớn của ông Hà Văn Khường.

Bảo vệ động vật hoang dã, ngăn tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh

Sáng ngày 13/6, báo Pháp Luật TPHCM tổ chức tọa đàm ‘Bảo vệ động vật hoang dã nhìn từ luật pháp và lương tâm’ nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bình luận mới nhất