| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch lồng bè nuôi thủy sản-[Bài 3]-Hướng đến phát triển bền vững

Thứ Sáu 18/03/2022 , 13:00 (GMT+7)

UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao Sở NN&PTNT, Sở TN&MT khảo sát, đánh giá tác động môi trường toàn bộ khu vực quy hoạch lồng bè nhằm xác định tổng thể giải pháp quản lý.

Điều chỉnh quy mô phù hợp với thực tế

Để quản lý việc nuôi cá lồng bè và các nhuyễn thể trên hệ thống sông tại địa bàn, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) đã ban hành Quyết định số 39 ngày 11/1/2019 về phê duyệt, bổ sung bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 khu nuôi trồng thủy sản;

Đồng thời bàn giao bản đồ và mốc tọa độ cho các địa phương để thực hiện quy hoạch và di dời các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè vào vùng quy hoạch tập trung. Tuy nhiên, sau hơn hai năm thực hiện, công tác quản lý, điều hành vùng nuôi trồng thủy sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, kết quả mang lại không đạt theo dự kiến.

Hiện nay cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra được 98 cơ sở nằm trong vùng quy hoạch và đã cấp giấy phép cho 45 cơ sở đủ điều kiện. Ảnh: Hồng Thủy.
Hiện nay cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra được 98 cơ sở nằm trong vùng quy hoạch và đã cấp giấy phép cho 45 cơ sở đủ điều kiện. Ảnh: Hồng Thủy.

Hiện nay cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra được 98 cơ sở nằm trong vùng quy hoạch và đã cấp giấy phép cho 45 cơ sở đủ điều kiện. Ảnh: Hồng Thủy.

Báo cáo của các địa phương cho thấy, trên các sông Chà Và, sông Dinh, sông Mỏ Nhát và sông Cửa Lấp hiện có 528 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè, trong đó có 298 cơ sở nằm trong vùng quy hoạch; 230 cơ sở nằm ngoài vùng quy hoạch. Hiện cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra được 98 cơ sở nằm trong vùng quy hoạch và đã cấp giấy phép cho 45 cơ sở đủ điều kiện. Đồng thời tiếp tục xem xét để đưa các cơ sở nuôi lồng bè đủ điều kiện vào vùng quy hoạch tập trung.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh BR-VT cũng giao cho Sở NN&PTNT phối hợp với Sở TN&MT tổ chức khảo sát, đánh giá tác động môi trường toàn bộ khu vực quy hoạch cá lồng bè nhằm xác định sức chịu tải môi trường, xác định tổng thể giải pháp quản lý. Từ đó sẽ điều chỉnh quy mô phù hợp với tình hình thực tế, hạn chế được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước do hoạt động nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác gây ra.

Để quản lý việc nuôi cá lồng bè và các nhuyễn thể trên hệ thống sông, UBND tỉnh BR-VT đã giao cho các địa phương tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra nhằm ngăn chặn các lồng bè hoạt động tự phát. Ảnh: Hồng Thủy.
Để quản lý việc nuôi cá lồng bè và các nhuyễn thể trên hệ thống sông, UBND tỉnh BR-VT đã giao cho các địa phương tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra nhằm ngăn chặn các lồng bè hoạt động tự phát. Ảnh: Hồng Thủy.

Để quản lý việc nuôi cá lồng bè và các nhuyễn thể trên hệ thống sông, UBND tỉnh BR-VT đã giao cho các địa phương tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra nhằm ngăn chặn các lồng bè hoạt động tự phát. Ảnh: Hồng Thủy.

Theo Chi cục Thuỷ sản tỉnh BR-VT, để quản lý việc nuôi cá lồng bè và các nhuyễn thể trên hệ thống sông, UBND tỉnh BR-VT đã giao cho các địa phương tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra nhằm ngăn chặn các lồng bè hoạt động tự phát; rà soát điều chỉnh lại quy chế quản lý về giao thông, cho thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản; triển khai cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi lồng bè cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản tại các vùng nước đã được quy hoạch; tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý kịp thời tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, an toàn lưu thông hàng hải…

Chuẩn bị triển khai kế hoạch nuôi biển

Những năm qua, ngành đánh bắt thủy sản tỉnh BR-VT gặp nhiều khó khăn do nguồn lợi ngày càng suy giảm. Người nuôi trồng thủy sản ven bờ cũng không ít lần lao đao do nguồn nước bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của các nhà máy chế biến và con người. Trước bối cảnh đó, phát triển ngành nuôi biển ứng dụng công nghệ cao được các chuyên gia nhận định rất tiềm năng tại BR-VT.

BR-VT dù đã phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản từ lâu, có diện tích nuôi trồng lớn, nhưng vẫn nằm chủ yếu ở các khu vực cửa sông, cửa biển, gần bờ. Ảnh: Hồng Thủy.
BR-VT dù đã phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản từ lâu, có diện tích nuôi trồng lớn, nhưng vẫn nằm chủ yếu ở các khu vực cửa sông, cửa biển, gần bờ. Ảnh: Hồng Thủy.

BR-VT dù đã phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản từ lâu, có diện tích nuôi trồng lớn, nhưng vẫn nằm chủ yếu ở các khu vực cửa sông, cửa biển, gần bờ. Ảnh: Hồng Thủy.

Cụ thể, nuôi biển có nhiều ưu điểm so với truyền thống, nguồn nước ngoài khơi thường sạch và có dòng chảy ổn định, thuận lợi cho thủy sản phát triển, lại tránh được ô nhiễm môi trường nước nên tỷ lệ thủy sản chết hoặc bị ảnh hưởng do các yếu tố con người gây ra thấp.

Tại BR-VT, dù đã phát triển ngành nuôi trồng thủy, hải sản từ lâu, có diện tích nuôi trồng lớn, nhưng vẫn nằm chủ yếu ở các khu vực cửa sông, cửa biển, gần bờ.

Do đó, theo các chuyên gia, để phát triển nghề nuôi biển, tỉnh BR-VT cần thực hiện nhiều biện pháp. Cụ thể, cần tổ chức điều tra hiện trạng một số vùng biển quan trọng; xây dựng các chính sách phát triển nuôi biển; tăng cường các chương trình đào tạo nguồn nhân lực nuôi biển; xây dựng chuỗi giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm nuôi biển chủ lực; đẩy mạnh việc hỗ trợ để phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ. Đặc biệt, cần khuyến khích các DN, ngư dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Sở NN&PTNT cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh BR-VT xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với các DN đầu tư vào các dự án nuôi biển thâm canh, bán thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Hồng Thủy.
Sở NN&PTNT cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh BR-VT xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với các DN đầu tư vào các dự án nuôi biển thâm canh, bán thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Hồng Thủy.

Sở NN&PTNT cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh BR-VT xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với các DN đầu tư vào các dự án nuôi biển thâm canh, bán thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Hồng Thủy.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh BR-VT, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số mô hình nuôi lồng bè ứng dụng công nghệ cao. Đây là tiền đề tốt cho những năm tới. Ví dụ như mô hình của anh Nguyễn Duy Hải (tiểu khu số 7, nuôi cá lồng bè sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu). Anh Hải cho biết, từ năm 2017, anh đã áp dụng công nghệ lồng nuôi bằng chất liệu nhựa chịu lực HDPE. Đến nay, hình thức sản xuất này đã cho hiệu quả rất cao. Công nghệ này đã hạn chế sự ảnh hưởng của môi trường tới đàn cá, tỷ lệ cá chết giảm mạnh, cá đạt trọng lượng tiêu chuẩn nhanh hơn 2 tháng so với cách nuôi thông thường.

Ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh BR-VT cho biết: Tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển ngành nuôi biển nhờ vùng biển rộng, cộng với hệ thống cảng, công nghiệp phụ trợ và chế biến phát triển.

Hiện tỉnh đã có kế hoạch để phát triển ngành nuôi biển. Cụ thể, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương để Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam nghiên cứu, xây dựng trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống thủy, hải sản nuôi biển trên địa bàn. Sở cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với các DN đầu tư vào các dự án nuôi biển thâm canh, bán thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chăn nuôi; đồng thời, bảo đảm được vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ được môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và có thể kết hợp với một số hình thức tham quan du lịch.

Ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh BR-VT : "Thực hiện chủ trương về phát triển thuỷ sản bền vững, tỉnh BR-VT sẽ hướng đến phát triển thuỷ sản không chạy theo sản lượng, mở rộng diện tích mà chú trọng về những đối tượng có giá trị kinh tế, vùng nuôi tập trung, có cấp mã số vùng nuôi...".

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.