| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch lồng bè nuôi thuỷ sản-[Bài 2]-Cưỡng chế bè nuôi cố tình vi phạm

Thứ Năm 17/03/2022 , 08:12 (GMT+7)

Từ 20/3/2022, TP.Vũng Tàu sẽ ra quân cưỡng chế, di dời các hộ dân cố tình vi phạm nuôi thủy sản lồng bè trái phép ngoài vùng quy hoạch.

Từ giữa năm 2020 đến nay, UBND thành phố Vũng Tàu đã có nhiều văn bản chỉ đạo chấm dứt hoạt động nuôi trồng thủy sản ngoài khu vực quy hoạch trên địa bàn. Tại TP.Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ và huyện Long Điền có 225 cơ sở, hộ dân lấn chiếm đất mặt nước trái phép để nuôi trồng thủy sản và các nhà hàng kinh doanh ăn uống trên sông.

Chính quyền các địa phương đang thực hiện vận động di dời các cơ sở, hộ dân lấn chiếm mặt nước trái phép. Ảnh: Minh Sáng.
Chính quyền các địa phương đang thực hiện vận động di dời các cơ sở, hộ dân lấn chiếm mặt nước trái phép. Ảnh: Minh Sáng.

Chính quyền các địa phương đang thực hiện vận động di dời các cơ sở, hộ dân lấn chiếm mặt nước trái phép. Ảnh: Minh Sáng.

Hiện, chính quyền các địa phương đang thực hiện vận động di dời các cơ sở, hộ dân lấn chiếm mặt nước trái phép; đồng thời tiến hành thí điểm cưỡng chế đối với những bè nuôi trái phép nằm ngoài vùng quy hoạch tại khu vực sông Dinh, TP.Vũng Tàu. Đến nay, chính quyền địa phương đã tổ chức giải tỏa, di dời 34 cơ sở nuôi trồng thủy sản, nhà hàng kinh doanh ăn uống, số còn lại đang được thành phố xây dựng kế hoạch tiếp tục di dời, giải tỏa trong quý II/2022.

Theo báo cáo của Phòng Kinh tế thị xã Phú Mỹ, trên địa bàn thị xã có 42 hộ nuôi trồng thủy sản nằm ngoài vùng quy hoạch trên sông Mỏ Nhát, trong đó 15 hộ tại xã Tân Hòa, 27 hộ tại phường Phước Hòa. Đến nay tại thị xã Phú Mỹ, chính quyền địa phương đã tiến hành giải tỏa, di dời 32/42 cơ sở nuôi trồng thủy sản ngoài vùng quy hoạch nuôi. Bà Nguyễn Lâm Thu, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa chia sẻ: “Trong tổng số hộ nuôi trồng ở đây thì chỉ có 50% người dân địa phương, còn lại là ở các địa phương khác. Đa số các hộ dân đều đồng tình với chủ trương của Nhà nước, tuy nhiên cũng có một số khó khăn nhất định khi phải di dời lồng bè sang khu vực khác. Địa phương cũng đã tuyên truyền và hướng dẫn các hộ nuôi trồng đăng ký đến vùng quy hoạch tập trung để có nơi nuôi trồng cho ổn định”.

Theo bà Thu, sau khi người dân di dời lồng bè trả lại mặt nước cho địa phương quản lý, thì địa phương sẽ tiếp tục có kế hoạch hàng tuần kiểm tra để quản lý mặt nước không để người dân tái lấn chiếm và phối hợp với các phòng ban của thị xã quản lý tốt mặt nước sau khi người dân trả lại.

Cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền vận động và tiến hành thí điểm cưỡng chế đối với những bè nuôi trái phép nằm ngoài vùng quy hoạch. Ảnh: Minh Sáng.
Cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền vận động và tiến hành thí điểm cưỡng chế đối với những bè nuôi trái phép nằm ngoài vùng quy hoạch. Ảnh: Minh Sáng.

Cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền vận động và tiến hành thí điểm cưỡng chế đối với những bè nuôi trái phép nằm ngoài vùng quy hoạch. Ảnh: Minh Sáng.

Để quản lý tốt việc nuôi trồng thủy sản trên sông, UBND tỉnh BR-VT đã giao cho Sở NN-PTNT tổ chức thực hiện việc đăng ký nuôi theo quy định; đồng thời giao trách nhiệm cho UBND các huyện, thị, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý toàn diện hoạt động các nhà bè kinh doanh ăn uống trên sông… Đến nay, đã có 171/399 cơ sở đã được cấp mã số đăng ký nuôi trồng thủy sản trong vùng quy hoạch.

Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT cũng đã chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn tiếp tục vận động và thông báo rộng rãi lộ trình di dời vào khu quy hoạch còn trống hoặc người nuôi tự tháo dỡ đối với 230 cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè nằm ngoài vùng quy hoạch; tổ chức lập biên bản vi phạm đối với các cơ sở nuôi trồng trái phép, thông báo chấm dứt hoạt động nuôi trồng thủy sản trái phép.

Các tổ tự quản cộng đồng tại các khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản lồng bè để giám sát, kịp thời phát hiện những sai phạm của các cơ sở. Ảnh: Minh Sáng.
Các tổ tự quản cộng đồng tại các khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản lồng bè để giám sát, kịp thời phát hiện những sai phạm của các cơ sở. Ảnh: Minh Sáng.

Các tổ tự quản cộng đồng tại các khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản lồng bè để giám sát, kịp thời phát hiện những sai phạm của các cơ sở. Ảnh: Minh Sáng.

Đối với các cơ sở lồng bè nằm ngoài quy hoạch vẫn cố tình không chịu di dời và tự tháo dỡ thì UBND các địa phương sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục cưỡng chế. Giao các cơ quan chức năng thực hiện cắm mốc địa giới các tiểu khu nuôi trồng thủy sản lồng bè; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này đối với môi trường và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Thành lập khoảng 12 tổ tự quản cộng đồng tại các khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản lồng bè để giám sát, kịp thời phát hiện những sai phạm của các cơ sở...

Ông Nguyễn Hữu Thi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh BR-VT cho biết: “Đối với những hộ dân nuôi trái phép chiếm dụng mặt nước, trước mắt chính quyền địa phương vận động người dân tự động tháo dỡ trả lại diện tích chiếm dụng ban đầu, đồng thời tỉnh cũng đang xây dựng các chính sách về hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề… Hy vọng trong tương lai gần sẽ hỗ trợ tốt sinh kế mới cho người dân”.

Đến đầu năm 2022, thành phố đã thực hiện xong việc giải tỏa các bè trên sông Dinh, tại phường Rạch Dừa và trả lại mặt nước. Ảnh: Minh Sáng.
Đến đầu năm 2022, thành phố đã thực hiện xong việc giải tỏa các bè trên sông Dinh, tại phường Rạch Dừa và trả lại mặt nước. Ảnh: Minh Sáng.

Đến đầu năm 2022, thành phố đã thực hiện xong việc giải tỏa các bè trên sông Dinh, tại phường Rạch Dừa và trả lại mặt nước. Ảnh: Minh Sáng.

Trao đổi với NNVN, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu cho biết: “Trong năm 2021, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên buộc chúng tôi phải điều chỉnh kế hoạch ra quân cưỡng chế, giải tỏa các bè nuôi thuỷ sản nằm ngoài quy hoạch. Đến đầu năm 2022, thành phố đã thực hiện xong việc giải tỏa các bè trên sông Dinh, tại phường Rạch Dừa và trả lại mặt nước sông Dinh như hiện trạng ban đầu”.

Theo bà Hương, chủ trương của thành phố là áp dụng biện pháp mạnh nếu người dân không tự giác di dời. Đồng thời sẽ rút kinh nghiệm từ việc tổ chức cưỡng chế lồng bè trước đó, thành phố sẽ bố trí lực lượng hợp lý, chuẩn bị đầy đủ phương tiện khi tiến hành cưỡng chế, cố gắng hoàn thành trong quý II/2022.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu cho biết: Sau thời gian tuyên truyền phát thông báo, từ 20/3 đến 10/4 TP.Vũng Tàu sẽ ra quân đợt 1 cưỡng chế, di dời các hộ nuôi thuỷ sản cố tình vi phạm tại xã Long Sơn. Đợt 2, từ 11/4 đến 24/4 sẽ ra quân cưỡng chế, di dời các hộ nuôi thuỷ sản lồng bè cố tình vi phạm tại khu vực khác.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.