| Hotline: 0983.970.780

Quý 3/2020 doanh nghiệp chăn nuôi lớn sẽ có lợn giống bán ra ngoài

Thứ Hai 03/08/2020 , 16:58 (GMT+7)

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) với tốc độ thay thế đàn khoảng 2,5 - 3 triệu con/quý, phải đến quý 3/2020 các doanh nghiệp chăn nuôi lớn mới có lợn giống bán ra ngoài.

Nhập lhẩu lợn giống từ Thái Làn về Việt Nam. Ảnh: Thanh Nga.

Nhập lhẩu lợn giống từ Thái Làn về Việt Nam. Ảnh: Thanh Nga.

Cục Chăn nuôi cho biết, để giúp thị trường chăn nuôi lợn trong nước ổn định, bình quân mỗi quý cần phải cung cấp ra thị trường khoảng 11,5 triệu con lợn giống thương phẩm sau cai sữa.

Tuy nhiên, theo số liệu Cục Chăn nuôi, quý 1/2020, thị trường mới đáp ứng được khoảng 10,5 triệu con lợn thương phẩm sau cai sữa, còn thiếu khoảng 1 triệu con. Quý 2/2020 đáp ứng được 10,8 triệu con, thiếu khoảng 700.000 con. Quý 3/2020 dự kiến đáp ứng được 11,3 triệu con, thiếu khoảng 200.000 con và quý 4/2020 đáp ứng được khoảng 11,7 triệu con, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, đàn nái cụ kỵ ông bà của 15 doanh nghiệp tăng 27,81%, đàn nái bố mẹ tăng 6,56%. Khả năng sản xuất lợn nuôi thương phẩm của 15 doanh nghiệp khoảng 4 triệu con/quý, thay thế khoảng 2,5 - 3 triệu con/quý, do đó phải đến quý 3/2020 các doanh nghiệp mới có lợn giống bán ra ngoài.

Cũng theo Cục Chăn nuôi, thống kê rà soát cho thấy, năm 2015 và 2016 là hai năm có số lượng lợn giống cụ kỵ, ông bà nhập khẩu lớn, cụ thể là 17.600 con. Theo chu kỳ sản xuất, đến năm 2019 - 2020 cần thay thế hết số lượng đàn giống nhập khẩu năm 2015 – 2016 này.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay mới nhập khẩu được trên 5.000 con lợn cụ kỵ và ông bà và dự kiến nhập khẩu thêm khoảng 10.000 con từ nay đến cuối năm 2020.

Với số lượng lợn giống nhập khẩu và số lượng tự sản xuất trong nước, Cục Chăn nuôi dự báo sẽ cơ bản chủ động được số lượng lợn giống thay thế theo chu kỳ sản xuất trong tương lai, cụ thể là sẽ đáp ứng được lợn giống cho sản xuất từ năm 2021 - 2024.

Xem thêm
Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Mô hình thâm canh ngô khiến nông dân Lào mê tít

Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất