| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh vừa chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo gieo cấy vụ xuân

Thứ Năm 18/02/2021 , 16:43 (GMT+7)

Dù phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, tuy nhiên Quảng Ninh vẫn đảm bảo triển khai gieo cấy vụ đông xuân đúng tiến độ.

Thời điểm này, nông dân TX Đông Triều (Quảng Ninh) bắt đầu ra đồng, chăm sóc lúa. Vụ xuân năm nay, nhiều khu vực đang phải giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19. Mặc dù rất ít người xuống đồng do đảm bảo yếu tố phòng dịch, tuy nhiên không vì thế mà không khí sản xuất chùng xuống.

Ông Đặng Đình Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế TX Đông Triều cho biết: Căn cứ kế hoạch sản xuất, những ngày qua, các địa phương trên địa bàn đã tăng cường thông tin về cơ cấu giống, lịch thời vụ gieo cấy trên hệ thống truyền thanh cơ sở và các khu dân cư.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, TX Đông Triều cũng tuyên truyền đến bà con việc đảm bảo sản xuất nhưng vẫn tuân thủ nghiêm các yêu cầu về chống dịch như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang.

Người dân xã Nguyễn Huệ, TX Đông Triều (Quảng Ninh), làm đất chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Người dân xã Nguyễn Huệ, TX Đông Triều (Quảng Ninh), làm đất chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Vụ xuân năm 2021, TX Đông Triều phấn đấu gieo cấy trên 4.200 ha, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 94% diện tích với các giống chủ đạo, như: ĐT 37; ĐT 100;  ĐT 120; bắc thơm số 7. Trước vụ, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiêp trên địa bàn chủ động liên kết với các đơn vị sản xuất, cung ứng thóc giống, vật tư phân bón bảo đảm chất lượng cho bà con.

Ngay từ đầu tháng 1/2021, các trạm bơm toàn khu vực đã chủ động bơm nước đổ ải, người dân huy động máy cày tiến hành làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa xuân. Đến nay, các trà lúa xuân trên địa bàn đã được bà con xuống giống đúng khung thời vụ.

Cùng với TX Đông Triều, thời điểm này, tại nhiều cánh đồng trong tỉnh Quảng Ninh, bà con nông dân đã xuống đồng vạc bờ, cuốc góc, tập kết phân bón, làm đất... gieo cấy lúa xuân. Các huyện, thị xã, thành phố có diện tích đất nông nghiệp trong tỉnh Quảng Ninh đã chủ động bố trí cơ cấu trà, giống, thời vụ phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết.

Đồng thời, tổ chức thông tin, tuyên truyền đến bà con nông dân thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở và các khu dân cư; đôn đốc người dân xuống đồng vệ sinh đồng ruộng, huy động phương tiện làm đất và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho gieo cấy lúa xuân; phối hợp với các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa, rau màu vụ xuân cho bà con.

Nông dân TX Đông Triều (Quảng Ninh) xuống đồng sản xuất vụ xuân và  đảm bảo các yêu cầu chống dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Nông dân TX Đông Triều (Quảng Ninh) xuống đồng sản xuất vụ xuân và  đảm bảo các yêu cầu chống dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành làm đất lần 1 được trên 30.000 ha, đạt trên 90%; gieo mạ được 480 ha. Thời gian tới, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh sẽ khuyến cáo các địa phương tập trung cho công tác gieo cấy trà xuân sớm, theo dõi sát sao các đợt xả nước tiếp theo để tranh thủ đẩy nhanh tiến độ lấy nước, làm đất, gieo cấy; tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ mạ.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp địa phương, nhìn chung, sản xuất vụ đông xuân năm nay khá thuận lợi, các vật tư nông nghiệp, giống, phân bón khá dồi dào, giá cả ổn định; đất được đổ ải, nguồn nước đảm bảo…

Kế hoạch vụ xuân 2020-2021 tỉnh Quảng Ninh gieo cấy trên 31.900 ha. Trong đó, trà xuân muộn chiếm trên 96% diện tích lúa xuân và là vụ lúa quan trọng trong năm.

Theo lịch thời vụ, khu vực miền tây của tỉnh Quảng Ninh có thời gian gieo mạ xung quanh tiết lập xuân (5-15/1), gieo thẳng từ 5/2 trở đi và khu vực miền đông sẽ hoàn thành gieo mạ trước 18/2 (riêng huyện Bình Liêu gieo mạ trước 10/3), gieo thẳng xong trước 1/3. Vì vậy, thời điểm hiện tại, bà con nông dân các địa phương đang tích cực chuẩn bị giống và gieo cấy.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.