| Hotline: 0983.970.780

Quan điểm trái chiều về kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi

Thứ Sáu 10/05/2024 , 14:06 (GMT+7)

Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị chưa đưa lĩnh vực, cơ sở chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính trong giai đoạn hiện nay.

Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, sản xuất chăn nuôi trong nước là lĩnh vực đang gặp rất nhiều khó khăn so với các ngành kinh tế khác và so với chính lĩnh vực chăn nuôi của các nước phát triển. Ảnh: Hồng Thắm.

Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, sản xuất chăn nuôi trong nước là lĩnh vực đang gặp rất nhiều khó khăn so với các ngành kinh tế khác và so với chính lĩnh vực chăn nuôi của các nước phát triển. Ảnh: Hồng Thắm.

Hội Chăn nuôi Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tham gia góp ý kiến nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, trong đó có nội dung bổ sung lĩnh vực và cơ sở chăn nuôi vào diện phải kiểm kê khí nhà kính. 

Hội Chăn nuôi Việt Nam khẳng định, giảm phát thải nhà kính và bảo vệ tầng ozon là chủ trương đúng của Nhà nước nhằm hiện thực hóa các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu mà nước ta đã cam kết thực hiện.

Tuy nhiên, so với các nước công nghiệp phát triển, không gian giảm phát thải nhà kính của Việt Nam còn khá rộng, có nhiều lĩnh vực có thể tham gia, đảm bảo để Việt Nam sẽ đạt được những cam kết về giảm phát thải nhà kính như: Công nghiệp khai khoáng, luyện thép, xây dựng, giao thông, trồng rừng, canh tác lúa...

Những lĩnh vực này vừa có tiềm năng, lợi nhuận cao, vừa được Nhà nước hỗ trợ như trồng rừng hay dự án thâm canh 1 triệu ha lúa chất lượng và giảm phát thải tại ĐBSCL… Trong khi đó, sản xuất chăn nuôi trong nước là lĩnh vực đang gặp rất nhiều khó khăn so với các ngành kinh tế khác và so với chính lĩnh vực chăn nuôi của các nước phát triển.

Vì vậy, việc đưa các cơ sở chăn nuôi vào Danh mục phải kiểm kê khí nhà kính lúc này là chưa phù hợp, thiếu khả thi, chưa có sự chia sẻ của Nhà nước với lĩnh vực đang gặp quá nhiều rủi ro trong hội nhập, khi mà hầu hết các nước trong các FTA mà Việt Nam ký kết như: CPTPP, EVFTA, Việt - Mỹ… đều là những nước có điều kiện và không gian phát triển chăn nuôi thuận lợi hơn rất nhiều so với chăn nuôi nước ta.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam chỉ ra một loạt bất cập nếu áp dụng ngay việc kiểm kê khí nhà kính đối với cơ sở chăn nuôi như: Phát sinh chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước, vốn hiện nay đã đang rất cao so với các nước phát triển.

Chỉ tính riêng kinh phí chi cho hoạt động kiểm kê, hằng năm mỗi cơ sở chăn nuôi đã mất 100 - 150 triệu đồng; chưa kể các cơ sở thuộc diện này phải thực thi hạn ngạch buộc phải cắt giảm khí nhà kính hàng năm. Nếu không đạt (về cơ bản là không đạt) sẽ bị xử lý vi phạm, gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi và phát sinh các tiêu cực không đáng có.

Bên cạnh đó, số lượng cơ sở chăn nuôi rất nhiều, trừ các trang trại chăn nuôi bò sữa, trại giống lợn của các công ty, tập đoàn trực tiếp quản lý có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật tốt có thể thực hiện được kỹ thuật kiểm kê và áp dụng nghiêm túc các quy trình giảm phát thải nhà kính, còn lại phần lớn các trại chăn nuôi trong sản xuất của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Kinh nghiệm của Tập đoàn TH đã làm trong 4 năm qua, 2 năm đầu việc triển khai hoạt động kiểm kê khí nhà kính của các trại rất khó khăn, mặc dù đã có sự đầu tư lớn và hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia nước ngoài.

Ngoài ra, hiện nay số lượng các tổ chức dịch vụ và chuyên gia trong nước có đủ trình độ và kinh nghiệm hướng dẫn việc kiểm kê và các biện pháp kiểm soát khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi rất ít, cần có thời gian để đào tạo.

Chưa thực sự phù hợp nếu Việt Nam đưa lĩnh vực và cơ sở chăn nuôi vào diện kiểm kê khí nhà kính trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Hồng Thắm.

Chưa thực sự phù hợp nếu Việt Nam đưa lĩnh vực và cơ sở chăn nuôi vào diện kiểm kê khí nhà kính trong thời điểm hiện nay. Ảnh: Hồng Thắm.

Từ những lý do đó, Hội Chăn nuôi Việt Nam đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa đưa lĩnh vực, cơ sở chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính trong giai đoạn hiện nay, ít nhất cũng là từ nay tới năm 2027 để các cơ quan quản lý, các đơn vị dịch vụ và người chăn nuôi có thêm thời gian, điều kiện làm quen, tiếp thu được kiến thức, công nghệ phù hợp, cải tạo chuồng trại và chuẩn bị các nguồn lực để có thể thực thi được những vấn đề rất còn mới mẻ và phức tạp này.

Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, trước đây vì nóng vội, muốn chia sẻ với mục tiêu quốc gia trong việc kiểm soát khí phát thải mà Hội Chăn nuôi Việt Nam cho là có thể đưa lĩnh vực chăn nuôi vào diện kiểm kê khí nhà kính.

Nhưng qua khảo sát thực tế, tổ chức các cuộc hội thảo tham vấn các chuyên gia, doanh nghiệp, người chăn nuôi và nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm các nước xung quanh thấy rằng "chưa thực sự phù hợp nếu Việt Nam đưa lĩnh vực và cơ sở chăn nuôi vào diện kiểm kê khí nhà kính trong thời điểm hiện nay".

Trái ngược với quan điểm của Hội Chăn nuôi Việt Nam, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho rằng, với mục tiêu và lộ trình cắt giảm khí nhà kính mà Chính phủ đã ban hành, Việt Nam cần áp dụng quản lý số liệu phát thải khí nhà kính của các cơ sở chăn nuôi trên cơ sở tính toán, số liệu hoạt động của Bộ NN-PTNT, trong đó cần yêu cầu các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn thực hiện kiểm kê khí nhà kính ngay từ giai đoạn này và thực tế hiện đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn đang thực hiện cơ bản xong việc kiểm kê này.

Bởi đây là yêu cầu của quá trình kiểm kê khí nhà kính theo hướng dẫn của IPCC, trong đó, ngành chăn nuôi có tỷ lệ khá lớn đối với tổng phát thải khí nhà kính quốc gia. Các cơ sở chăn nuôi lớn được yêu cầu cung cấp số liệu hoặc lập báo cáo kiểm kê tùy thuộc phương thức quản lý của từng nước và hệ thống quản lý số liệu về phát thải khí nhà kính.

Khi đã có các báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính, doanh nghiệp sẽ có nhận thức được các cơ hội giảm phát thải ngay trong quá trình sản xuất của mình.

Xem thêm
Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.