| Hotline: 0983.970.780

Phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt bị vàng lá thối rễ

Thứ Năm 10/09/2020 , 09:48 (GMT+7)

Vàng lá thối rễ đang gây thiệt hại nặng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều vườn cây đã được phục hồi trở lại nhờ ứng dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh).

Cam (trái), quýt đường (phải) trong vườn ông Bình ra đọt mới, ra trái sau khi điều trị vàng lá thối rễ. Ảnh: Trương Quang Vinh.

Cam (trái), quýt đường (phải) trong vườn ông Bình ra đọt mới, ra trái sau khi điều trị vàng lá thối rễ. Ảnh: Trương Quang Vinh.

Hàng ngàn ha cam quýt nhiễm bệnh

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, bệnh vàng lá thối rễ đã xuất hiện trên cây có múi ở tỉnh này từ năm 2016. Từ năm 2018 đến nay, bệnh gây hại mạnh. Đến tháng 2 năm nay, chỉ riêng trên địa bàn huyện Lai Vung, đã có hơn 4.800 ha cây có múi (quýt hồng, quýt đường, cam dây, cam xoàn …) bị vàng lá thối rễ, chiếm tới hơn 90% diện tích cây có múi của huyện này. Trong đó, có 1.520 ha đã phải đốn bỏ và hơn 3.723 ha đang nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng.

Phục hồi nhanh bằng men vi sinh BiOSALA kết hợp với phân bón hữu cơ sinh học UP5

Do cây có múi có giá trị kinh tế lớn, vốn đầu tư ban đầu khá cao, nên khi vườn cây bị bệnh vàng lá thối rễ, nhiều nông dân trồng cây có múi ở các huyện Lai Vung, Lấp Vò … thuộc tỉnh Đồng Tháp đã và đang phải tìm đủ mọi cách để chữa trị.

Ông Nguyễn Văn Bình, một nông dân ở ấp An Lợi B, xã Định Yên, huyện Lấp Vò cho biết, gia đình ông có 2.600 m2 trồng quýt đường và cam dây từ năm 2016. Khi vườn cây được gần 2 năm tuổi, thì xuất hiện bệnh vàng lá thối rễ. 

“Có bệnh thì vái tứ phương”, trong mấy năm qua, ông Bình đã dùng khá nhiều loại thuốc để trị vàng lá thối rễ. Ông kể “Tôi đã tới hầu hết các đại lý thuốc bảo vệ thực vật trong vùng. Đại lý nào mách thuốc gì là tôi mua thuốc đấy. Thậm chí tôi từng chích cả kháng sinh cho cây”.

Vườn cây có múi bị vàng lá, thối rễ trước khi điều trị. Ảnh: Trương Quang Vinh.

Vườn cây có múi bị vàng lá, thối rễ trước khi điều trị. Ảnh: Trương Quang Vinh.

Tính ra, mỗi tháng ông Bình đã phải bỏ ra từ 4-4,5 triệu đồng mua thuốc chữa vàng lá thối rễ. Nhưng càng chữa bệnh trong vườn càng nặng, vườn bị vàng lá thối rễ gần như toàn bộ, khiến cho ông Bình đã tính tới khả năng phải chặt bỏ toàn bộ cam, quýt trong vườn.

Trong lúc đang buồn, ông Bình gặp được kỹ sư Trương Quang Vinh (số điện thoại 0906986432) khuyên ông ứng dụng giải pháp phục hồi vườn cây bằng phương pháp sinh học (dùng men vi sinh Biosala do Công ty TNHH Lai Hưng sản xuất, phối hợp với dinh dưỡng từ phân bón hữu cơ sinh học UP5 của Công ty CP Trương Việt).

Sau 3 tháng sử dụng men vi sinh Biosala và các loại phân bón hữu cơ sinh học UP5, vườn cam, quýt của gia đình ông Bình đã phục hồi và cho ra đợt trái mới. Dẫn chúng tôi ra thăm vườn cam, quýt xanh tốt, cứ như thể chưa từng bị bệnh vàng lá thối rễ một cách nặng nề, ông Bình chia sẻ: “Sau khi dùng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ sinh học UP5, vườn cây phục hồi rất nhanh chóng. Cây đã khỏe mạnh trở lại và nhanh chóng cho bông  trái. Trái nào cũng đẹp, da mỏng, bóng và nhanh lớn”.

Về chi phí khi sử dụng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ sinh học UP5, ông Bình cho biết, trong 3 tháng qua, tổng chi phí khoảng 5 triệu đồng, tương đương với 1 tháng dùng thuốc hóa học trước đây. Quan trọng hơn, nhờ vườn cây đã được hồi phục và nhanh chóng ra trái, ông Bình đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn nếu như phải chặt bỏ toàn bộ vườn cây và tái canh. Bởi chi phí ban đầu cho một vườn cam, quýt mới trên diện tích 2.600 m2, phải mất hơn 100 triệu đồng, mà phải sau 2 năm cây mới bắt đầu ra trái.

Ngay cạnh vườn nhà ông Bình là vườn cam xoàn của anh Phạm Văn Điền. Anh Điền trồng cam xoàn đã được 3 năm trên diện tích 2.500 m2. Vườn nhà anh cũng bị vàng lá thối rễ gây hại nặng nề từ mấy năm nay và anh cũng đã thất bại với các loại thuốc hóa học. Thấy ông Bình phục hồi thành công vườn cam, quýt nhờ sử dụng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ sinh học UP5, anh Điền cũng đã làm theo. Mới sử dụng được hơn 10 ngày, vườn cam nhà anh đã bắt đầu xanh tốt trở lại, đâm chồi khỏe.

Ông Nguyễn Văn Bình và KS Trương Quang Vinh trong vườn cam, quýt đã phục hồi trở lại. Ảnh: Thanh Sơn.

Ông Nguyễn Văn Bình và KS Trương Quang Vinh trong vườn cam, quýt đã phục hồi trở lại. Ảnh: Thanh Sơn.

Ở ấp Bình Thạnh, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, ông Út Hết cũng đã sử dụng men vi sinh Biosala và phân bón hữu cơ UP5 để phục hồi vườn quýt đường bị vàng lá thối rễ. Trước đây, ông dùng các loại thuốc hóa học, nhưng vườn cây càng ngày càng kiệt sức. Sau khoảng 1 tháng dùng men vi sinh và phân bón hữu cơ, vườn quýt nhà ông Út Hết đã xanh tốt trở lại, cây nào cũng khỏe mạnh, sung sức, ra nhiều đọt mới.

Nói về giải pháp, kỹ sư Trương Quang Vinh (tác giả chế phẩm men vi sinh Biosala) cho biết “Sau nhiều năm tìm hiểu về bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi, chúng tôi đưa ra giải pháp là giải quyết đất trồng trước rồi phục hồi cây sau và chế phẩm men vi sinh Biosala ra đời để thực hiện giải pháp này. Men vi sinh Biosala hàm chứa các vi sinh vật đối kháng ức chế nấm bệnh và các vi sinh vật có ích cho đất, giúp tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ phục hồi và phát triển, là giải pháp sinh học nuôi dưỡng đất an lành cho cây trồng. Nuôi cây nhưng chú trọng đến việc dưỡng đất thì trồng trọt mới phát triển bền vững”.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất