| Hotline: 0983.970.780

Phát triển chăn nuôi hươu trong nông hộ

Thứ Năm 12/03/2020 , 09:26 (GMT+7)

Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang phát triển mạnh nghề chăn nuôi hươu tại gia đình để lấy lộc nhung, phục vụ nhu cầu bồi dưỡng sức khỏe, bán ra thị trường...

Nhờ nuôi hươu nhiều gia đỉnh trở nên khá giả.

Nhờ nuôi hươu nhiều gia đỉnh trở nên khá giả.

Những năm gần đây lộc nhung hươu khan hiếm, cung không đủ cầu. Cách đây 2 năm, giá bán mỗi kg lộc nhung hươu từ 9 - 10 triệu đồng/kg, nay tăng lên 13 - 14 triệu đồng/kg, từ đó kéo theo nhu cầu cung cấp con giống tăng mạnh do có thêm nhiều hộ chăn nuôi hươu ngày càng nhiều.

Theo các hộ dân chăn nuôi hươu nhiều năm ở Quỳnh Lưu cho biết, hươu là loại động vật dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm, dễ trồng như cỏ voi, các loại lá cây, rau khoai, lá và thân cây ngô non, chuối… Đặc biệt, rất ít thấy hươu bị các loại dịch bệnh như lợn, gà, trâu, bò…

Có điều người chăn nuôi hươu cần biết, đó là vào mùa xuân từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau con hươu vào độ nẩy lộc nhung, các hộ phải chủ động trồng nhiều cỏ voi và tích trữ nguồn thức ăn dự phòng để đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho lộc nhung phát triển đạt được cả trọng lượng và chất lượng.

Hiện nhiều hộ dân ở huyện Quỳnh Lưu đang mở rộng đàn hươu nuôi nhốt tại gia đình. Điển hình như gia đình anh Văn Đức Thành ở xã miền núi Quỳnh Tân hiện có 100 con hươu, trong đó hươu lấy lộc nhung 30 con, hươu cái sinh sản 50 con và hươu giống từ 12 tháng tuổi là 20 con. Trung bình mỗi năm gia đình anh Thành thu hoạch từ 45 - 50 kg lộc nhung, với giá bán hiện tại từ 11 - 14 triệu đồng/kg tùy chất lượng lộc nhung, thu về hơn 1 tỉ đồng kể cả tiền bán con giống.

Cũng tại xã Quỳnh Tân, gia đình bà Nguyễn Thị Hậu thường xuyên duy trì chăn nuôi từ 40 - 50 con hươu trong chuồng.

Nhận thấy giá lộc nhung hươu ngày càng tăng và việc chăn nuôi lợn vừa vất vả, vừa bị sức ép từ dịch tả lợn Châu Phi, từ đầu năm 2019 bà quyết định đầu từ 20 triệu đồng cùng với 5 triệu đồng được UBND huyện hỗ trợ xây dựng thêm chuồng với 10 ô ngăn cách để nuôi thêm 10 con hươu nữa, đưa đàn hươu lên tổng số 60 con.

Để đảm bảo thường xuyên có đủ thức ăn cho cả đàn hươu, gia đình bà Hậu dành cả 2 sào (1.000 m2) để trồng cỏ voi. Ngoài ra, còn phải trồng và thu mua thêm cây chuối, ngô, khoai… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả đàn hươu phát triển cho lộc nhung to, béo, chất lượng tốt.

Để duy trì và giúp đỡ lẫn nhau trong nghề chăn nuôi hươu ngày càng phát triển, mỗi xã thành lập một tổ hay một nhóm hợp tác chăn nuôi, câu lạc bộ chăn nuôi hươu với mục đích trao đổi kỹ thuật, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, cùng nhau trao đổi mua, bán và cung cấp con giống trong nội bộ, trong tỉnh và ngoài tỉnh. Với đà này, trong tương lai gần Quỳnh Lưu sẽ là huyện có tổng đàn hươu nhiều nhất không những trong tỉnh Nghệ An mà là cả nước.

Theo tính toán của bà Hậu, trước tết vừa rồi với 30 con hươu cho lộc nhung, gia đình đã thu hoạch được 40 kg, bán với giá bình quân 13 triệu đồng/kg thu về trên 500 triệu đồng, trừ hết tất cả các chi phí, cho lãi hơn 300 triệu đồng/năm.

Nhận thấy chăn nuôi hươu là một lợi thế, là một nghề đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân, UBND huyện Quỳnh Lưu xác định và lựa chọn hươu là vật nuôi trọng điểm trong nông nghiệp của huyện.

UBND huyện chỉ đạo các xã và HTXNN khuyến khích, động viên mỗi gia đình đầu tư chăn nuôi từ 1 - 2 cặp hươu nhằm vừa tận dụng phụ phẩm từ trồng trọt để chăn nuôi, vừa tăng thêm thu nhập.

Để khuyến khích mở rộng đàn hươu, UBND huyện có chính sách hỗ trợ bằng tiền mặt cho những hộ chăn nuôi thêm có từ 20 con hươu trở lên 5 triệu đồng/hộ.

Được UBND huyện khuyến khích, dân hưởng ứng, vài năm nay phong trào chăn nuôi hươu ở Quỳnh Lưu phát triển mạnh.

Tính đến thời điểm hiện nay toàn huyện đã có trên 15.000 con hươu tập trung chủ yếu ở các xã Quỳnh Yên, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Tân, Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Quỳnh Châu…

Riêng xã Quỳnh Yên - một xã đồng bằng vùng trọng điểm lúa đã có hàng chục hộ nuôi hươu với hơn 1.000 con. Sản lượng lộc nhung hươu thu được chung toàn huyện khoảng 19 - 20 tấn mỗi năm, đem lại giá trị thu nhập từ 240 - 260 tỉ đồng cho người chăn nuôi.

Xem thêm
Xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại thành phố Huế

Sau khi xét nghiệm, kết quả xác định đàn lợn của ông Cao Viết Hùng (thôn 9, xã Nam Đông, TP Huế) dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất