| Hotline: 0983.970.780

Phải nhanh chóng triển khai phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử

Thứ Năm 22/02/2024 , 21:51 (GMT+7)

‘Thời gian không còn nhiều, sức nóng chuẩn bị đón Đoàn Thanh tra của EC sắp đến nơi, cần cùng nhau làm thật tốt’, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân nói.

Thực hiện kế hoạch chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và khắc phục những tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023, sáng 21/2 tại Hà Nội, Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội thảo hướng dẫn thực hiện triển khai “Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử”.

Phát biểu tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân nói: “Trong mỗi đợt kiểm tra, EC đều đánh giá chúng ta đã có những tiến triển, đạt được những kết quả và chuyển biến tích cực. Thời gian qua, chúng ta cũng đã có nhiều giải pháp và kế hoạch triển khai đồng bộ, tuy nhiên nhiều việc vẫn còn chậm”.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân nói: 'Dù đã có những buổi tập huấn, hướng dẫn nhưng đến nay việc triển khai thực hiện Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử còn chậm'. Ảnh: HT.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân nói: "Dù đã có những buổi tập huấn, hướng dẫn nhưng đến nay việc triển khai thực hiện Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử còn chậm". Ảnh: HT.

Ông Luân cho hay, trong khuyến nghị của EC có một số việc chúng ta cần tiếp tục phải làm. Thứ nhất, số lượng tàu hiện nay không đủ điều kiện như mất hồ sơ gốc... không phải là việc đơn giản. Chúng ta thống kê là một chuyện, làm thủ tục để cấp phép cho tàu có “giấy khai sinh” để quản lý là việc làm song song. Bộ NN-PTNT đã có văn bản nhắc nhở các địa phương để kịp về thời gian. Mục tiêu của chúng ta là phải cấp phép được, quản lý hoạt động khai thác, đảm bảo tính minh bạch trong khai thác.

Điểm thứ hai là chúng ta còn nhiều hạn chế về truy xuất nguồn gốc và ghi nhật ký điện tử. Nhiều địa phương hiện nằm trong tình trạng nhật ký điện tử không đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch.

Cục Thủy sản đã xây dựng Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử và đã triển khai thực hiện ngay từ đầu tháng 1/2024 đến các đơn vị, trong đó có cả biên phòng, để hệ thống đồn, trạm biên phòng đều có thể kiểm tra được tàu ra, tàu vào và nhập vào hệ thống, đảm bảo tính minh bạch, chính xác, từ đó giúp các địa phương kết nối, giải quyết được tình trạng tàu đi ra từ cảng này nhưng lại hoạt động ở tỉnh khác, cảng khác.

“Dù đã có những buổi tập huấn, hướng dẫn nhưng đến nay việc triển khai còn chậm. Một trong những khuyến nghị của EC là cần phải nhanh chóng đưa Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử vào. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng để minh bạch hóa việc quản lý tàu ra, tàu vào, sản lượng thủy sản lên bến”, ông Luân khẳng định.

Ông Vũ Duyên Hải, Trưởng Phòng Khai thác thủy sản (Cục Thủy sản) chia sẻ: “Chúng tôi luôn luôn đồng hành cùng các địa phương để giải quyết tận gốc tất cả vấn đề, để trong đợt thanh tra lần này khi EC sang chúng ta chứng minh cho họ thấy rằng, chúng ta đã tích cực và có những chuyển biến thực sự”.

“Năm nay tiêu chí và yêu cầu báo cáo của EC khác so với mọi năm. EC yêu cầu báo cáo chi tiết số liệu quản lý của từng tỉnh, nghĩa là quản lý tàu cá của tỉnh này như thế nào, giám sát đội tàu của tỉnh này ra sao, số lượng vi phạm xử lý hành chính như thế nào…, dựa vào những chỉ tiêu đó EC sẽ lựa chọn tỉnh để kiểm tra. Vì vậy, tỉnh nào có những chỉ tiêu liên quan đến quản lý nghề cá còn yếu, kém thì khả năng EC đến kiểm tra sẽ rất cao”, ông Hải nói thêm.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Hưng, chuyên viên Phòng Khai thác thủy sản (Cục Thủy sản) đã giới thiệu tổng quan về Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử với 10 bước thực hiện gồm: Tàu cá yêu cầu xuất bến; cảng cá xác nhận xuất bến; biên phòng xác nhận xuất bến; tàu cá trong chuyến biển; biên phòng xác nhận cập bến; cảng xác nhận cập bến; xác nhận sản lượng cập bến; xác nhận mua bán nguyên liệu (cấp giấy biên nhận); cấp giấy xác nhận nguyên liệu (giấy SC); cấp giấy chứng nhận nguồn gốc (giấy CC).

Nhiều đại biểu tham dự phản ánh, việc triển khai Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử còn nhiều khó khăn như: Thao tác phần mềm chưa thuận lợi, nhiều thời điểm thao tác còn báo lỗi; việc thực hiện trên hệ điều hành IOS còn nhiều hạn chế; nhiều ngư dân chưa có điện thoại thông minh; trình độ ngư dân chưa cao…

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân khẳng định: “Cục Thủy sản, chi cục thủy sản, các cảng cá, doanh nghiệp, các đơn vị liên quan... cần có một cách hiểu thống nhất, đồng bộ và cùng nhau thực hiện, vướng đến đâu gỡ đến đó. Không làm mà cứ ngồi đặt câu hỏi thì muôn thuở không thực hiện được bước nào cả. Chúng ta cứ làm, không sợ sai để minh bạch hóa thông tin, giúp việc triển khai thực hiện Luật Thủy sản đạt hiệu quả cao nhất”.

Xem thêm
Công nghệ nâng tầm gà Tiên Yên

QUẢNG NINH Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi gà Tiên Yên đã mang lại những kết quả tích cực, nâng cao giá trị sản phẩm và đời sống người dân.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Công nghệ gen - đòn bẩy mới cho chăn nuôi và thủy sản Việt Nam

TP.HCM Nghị quyết 57-NQ/TW là cơ hội lịch sử để Việt Nam rút ngắn khoảng cách với thế giới về công nghệ gen, biến lợi thế tài nguyên di truyền thành lợi thế thương mại.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.