| Hotline: 0983.970.780

Ổn định giá lúa: Liên kết doanh nghiệp - nông dân cần 'thực chất'

Chủ Nhật 09/03/2025 , 08:12 (GMT+7)

Giá lúa ĐBSCL gặp nhiều biến động, nông dân có lợi nhuận nhưng không cao, đặt ra vấn đề làm sao để ổn định giá, tăng lợi nhuận và giá trị gạo Việt?

Giá lúa lên xuống thất thường

2 tháng đầu năm 2025, giá lúa tại ĐBSCL có xu hướng giảm mạnh so với cùng kỳ 2024 (thời điểm giá lúa tăng đột biến). Sang đầu tháng 3, giá lúa lại có xu hướng tăng giảm đan xen ở một số chủng loại, như giống lúa IR50405 tươi dao động từ 5.500-5.700 đồng/kg (tăng 2,8%), trong khi lúa OM18 tươi lại giảm khoảng 10%, còn 6.300-6.600 đồng/kg.

Giá lúa vụ đông xuân 2024-2025 sụt giảm so với cùng kỳ, nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho bà con nông dân. Ảnh: Kim Anh.

Giá lúa vụ đông xuân 2024-2025 sụt giảm so với cùng kỳ, nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho bà con nông dân. Ảnh: Kim Anh.

Ghi nhận của PV Báo Nông nghiệp Việt Nam tại xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, anh Dương Văn Siêu vừa thu hoạch hơn 5 ha lúa đông xuân, với năng suất gần 9 tấn/ha. Lúa giống Jasmine được thương lái thu mua với giá 6.500 đồng/kg, còn Đài Thơm 8 là 6.400 đồng/kg. Con số này thấp hơn 1.200 đồng/kg so với năm trước, nhưng đã trở về mức ổn định trước đợt tăng đột biến năm 2024. Nhờ áp dụng cơ giới hóa và quy trình canh tác giảm chi phí, anh Siêu vẫn có lợi nhuận khoảng 30-32 triệu đồng/ha.

Tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, anh Nguyễn Văn Thanh Trang (ấp 6B, xã Tân Hòa) cũng vừa thu hoạch 1 ha lúa OM18. Lúa của anh được thương lái đặt cọc từ đầu vụ với giá 6.200 đồng/kg, thấp hơn năm trước 1.600 đồng/kg. Dù một số hộ xung quanh bán được giá cao hơn (6.400-6.500 đồng/kg), anh vẫn phải chấp nhận vì cả ấp chỉ có một thương lái thu mua. Sau khi tính toán chi phí, anh thu về lợi nhuận khoảng 25 triệu đồng/ha.

Nông dân mong muốn có một mức giá sàn thu mua lúa qua các vụ, giúp bà con giảm bớt khó khăn khi thị trường biến động. Ảnh: Kim Anh.

Nông dân mong muốn có một mức giá sàn thu mua lúa qua các vụ, giúp bà con giảm bớt khó khăn khi thị trường biến động. Ảnh: Kim Anh.

Trước câu chuyện giá lúa biến động qua mỗi vụ, ở góc độ người sản xuất, anh Dương Văn Siêu cho rằng giải pháp giúp nông dân bớt khó khăn khi thị trường lúa gạo biến động là cần có một mức giá sàn thu mua lúa của nông dân. Chẳng hạn, vụ đông xuân thời tiết thuận lợi, lúa đẹp, chất lượng cao, định giá lúa cho vụ này khoảng 7.500-7.800 đồng/kg; vụ hè thu và thu đông điều kiện bất lợi hơn, có thể thu mua giá thấp hơn từ 6.800-7.000 đồng/kg.

Liên kết doanh nghiệp - HTX chưa căn cơ

Mới đây, tại Hội nghị về sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đầu năm 2025 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An trăn trở, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, một nghịch lý vẫn tồn tại: dù chất lượng gạo được nâng cao, nhưng giá trị chưa thực sự được phản ánh đúng mức.

Theo ông Bình, vấn đề cốt lõi nằm ở chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ chưa chặt chẽ. Do đó, ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc triển khai nhanh Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao để đảm bảo giá lúa ổn định, không chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm mà phải thực hiện ngay.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An góp giải pháp giải quyết khó khăn cho thị trường lúa gạo. Ảnh: Kim Anh.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An góp giải pháp giải quyết khó khăn cho thị trường lúa gạo. Ảnh: Kim Anh.

Đồng quan điểm trên, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp có nhiều hợp đồng liên kết với HTX nhưng chỉ mang tính chất hợp đồng mua bán, chưa căn cơ, ràng buộc lẫn nhau cũng như chia sẻ lợi ích và khó khăn. Các bộ ngành liên quan cần cung cấp thông tin thị trường thường xuyên để nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp chủ động định hướng, điều chỉnh sản xuất.

Riêng khó khăn của các doanh nghiệp lúa gạo ở Cần Thơ, ông Hè kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng hạn mức và thời gian cho vay. Bởi việc thu mua lúa cần số tiền lớn khi vào chính vụ, nếu không có nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp khó duy trì chuỗi liên kết bền vững.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.