| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ương 'tôm hùm nhí'

Thứ Ba 22/03/2016 , 07:12 (GMT+7)

Những năm qua nghề nuôi ương “tôm hùm nhí” ở xã An Hòa, huyện Tuy An (Phú Yên) phát triển khá mạnh, mỗi năm đáp ứng cho người nuôi tôm thương phẩm từ 40.000 - 70.000 con.

Ông Huỳnh Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã An Hòa cho biết, nếu như những năm 2000 toàn xã chỉ có vài hộ nuôi ương tôm giống thì đến nay lên đến khoảng 60 hộ. Tôm con sau khi được ngư dân khai thác ngoài tự nhiên (nhỏ bằng chân nhang) sau đó đưa vào ương, qua 3 - 4 tháng nuôi, tôm sẽ đạt kích thước bằng ngón tay út, được bán lại cho người nuôi tôm thịt.

Anh Lê Ánh Hào, một người chuyên nuôi ương “tôm hùm nhí” ở thôn Nhơn Hội cho biết, trung bình mỗi năm gia đình anh nuôi ương tôm hùm giống từ 1.000 - 3.000 con; sau 1,5 - 3,5 tháng xuất bán, trừ chi phí còn lãi trên dưới 200 triệu đồng.

Tương tự, hộ ông Phan Lưu, người cùng thôn có hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi ương tôm hùm giống. Những năm 2011 trở về trước khi giá tôm giống rẻ, từ 70.000 - 200.000 đồng/con, mỗi năm gia đình ông thu mua nuôi ương từ 2.000 - 2.500 con, sau 3 tháng nuôi, bán với giá 150.000 - 300.000 đồng/con, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng/vụ.

 Tuy nhiên những năm trở lại đây khi con giống khan hiếm, giá thu mua đầu vào cao nên gia đình cũng không dám ương nhiều. Như năm 2015, ông thả ương 450 con, sau 3 tháng thả nuôi bán lại cho người nuôi tôm thịt còn lãi 50 triệu đồng.

Cũng theo ông Lưu, việc nuôi ương tôm hùm giống cũng giống như nuôi tôm hùm lồng. Tôm con sau khi khai thác được thả ương trong lồng lưới nylon có kích thước 1,5 x 1,5 x 0,6 m; mỗi lồng thả từ 200 -400 con, cứ sau 1 tháng nuôi sẽ được vệ sinh, thay lồng nuôi, đồng thời giảm bớt mật độ. Thức ăn cho tôm ương là ghẹ, cua.

“Nuôi tôm ương vẫn rủi ro như nuôi tôm thịt, tuy nhiên tỷ lệ hao hụt thấp từ 5 - 15%. Thế nhưng nhờ thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư về thức ăn thấp nên có lãi khá”, ông Lưu chia sẻ.

15-26-21_1
Nghề ương tôm giống phát triển khá mạnh tại xã An Hòa

Được biết, để phát triển nghề ương tôm giống bền vững phục vụ cho người nuôi tôm thịt, xã An Hòa đang quy hoạch vùng nuôi ương với diện tích mặt nước 16 ha tại Gành Yến (thôn Nhơn Hội).

Theo các chuyên gia, việc ương nuôi tôm hùm giống ngay tại vùng khai thác trong thời gian ngắn (10 ngày) cũng mang lại kết quả tốt cho việc ương nuôi tôm hùm giống sau này với tỷ lệ sống đạt trên 90% sau 75 ngày nuôi.

Xem thêm
Trang trại lợn nằm trong khu dân cư, xả thải ra môi trường

THANH HÓA Nước thải phân lợn được đẩy qua cống, xả thẳng ra ao tù chứa nằm ngay trong khu dân cư thôn Xuân Quan (xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Đánh giá diễn biến sinh trưởng lúa xuân 2025 của Nghệ An

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã kiểm tra trực tiếp tại Nghệ An nhằm đánh giá tổng quan vụ xuân năm nay, bao gồm 2.500 ha lúa không đạt kỳ vọng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chiến lược lâm nghiệp bền vững từ hoạt động trồng cây

Bình Dương Từ phong trào trồng cây nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn mới.