| Hotline: 0983.970.780

Nuôi rắn hổ mang - nghề mới ở Quảng Ngãi

Thứ Tư 24/06/2009 , 10:31 (GMT+7)

Đối với một số tỉnh thành khác trong nước, thì việc nuôi rắn hổ mang đã có từ lâu, nhưng ở Quảng Ngãi thì đây là trại nuôi rắn hổ đầu tiên có qui mô khá lớn.

Từ tháng 9/2008, ông Trường đưa về thả nuôi tại trang trại của Cty TNHH Phú Lộc ở thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) 320 con rắn hổ mang, trong đó con lớn nhất nặng khoảng 250 gram, nhỏ nhất khoảng 100 gram.

Đối với một số tỉnh thành khác trong nước, thì việc nuôi rắn hổ mang đã có từ lâu, nhưng ở Quảng Ngãi thì đây là trại nuôi rắn hổ đầu tiên có qui mô khá lớn.

Ông Phạm Trung Trường - Giám đốc Công ty TNHH Phú Lộc nhớ lại: Trong một chuyến đi công việc ở các tỉnh phía Bắc, ông đã được một số cán bộ ở Viện Sinh học Việt Nam giới thiệu về mô hình nuôi rắn hổ. Sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn và các tài liệu kỹ thuật liên quan, nhận thấy điều kiện ở địa phương khá phù hợp và lợi nhuận kinh tế mang lại cao nên ông đã quyết định đầu tư khoảng 70 triệu đồng để xây dựng trại nuôi trên diện tích rộng khoảng 200m2, trên 100 triệu đồng mua con giống...

Hổ mang giống ông mua tại một trang trại ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, với giá 650.000 đồng/kg.

Nơi nuôi rắn được xây mái che, gồm 2 dãy hầm với 360 ô có kích thước 80cm x 40cm/ô (mỗi ô được chia thành 2 ô nhỏ), để làm nơi nhốt rắn. Nguồn thức ăn cho rắn là các loại ếch, nhái, cóc... Thời gian nuôi đến khi xuất bán nếu là hình thức quảng canh thì khoảng 1,5 năm; còn thâm canh là 1 năm. Lúc đó trọng lượng của rắn sẽ đạt khoảng 1 kg.

Đến nay sau 8 tháng nuôi, có 220 con rắn lớn đã được nuôi riêng, mỗi con nặng trung bình 0,9kg; 100 con khác nhỏ hơn đang còn nuôi chung trong một số ô nhỏ.

Một cán bộ kỹ thuật của Cty cho biết: Thường cho rắn hổ ăn từ lúc 3-4 giờ chiều, vì lúc này trời mát và mắt rắn tỏ hơn. Đối với rắn khoẻ thì 15 ngày thay da 1 lần, còn đối với rắn yếu 30 ngày mới thay da 1 lần. Mắt rắn hổ đục, bỏ ăn 3 ngày, rồi mắt trong lại 2 ngày thì rắn sẽ thay vỏ.

Giá bán trên thị trường hiện nay của rắn hổ mang trên 500.000 đồng/kg. Không giống như một số con vật nuôi khác, với rắn hổ mang thì người nuôi không phải lo lắng nhiều về đầu ra. 

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài 1] Điểm tựa cho người chăn nuôi

QUẢNG BÌNH Trong 10 năm qua, lực lượng thú y cơ sở Quảng Bình đã trải qua giải thể rồi tái lập, để lại dấu ấn trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài 1] Tiến ra vùng biển hở

Nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, tiến ra biển xa là xu hướng tất yếu khi vùng ven bờ đã tồn tại một số bất cập.

Trong 4 năm, Ba Tri trồng gần 900.000 cây xanh

Bến Tre Trong giai đoạn 2021-2024, Ba Tri trồng được gần 900.000 cây xanh các loại, tạo cảnh quan ngày càng xanh - sạch - đẹp, tăng cường khả năng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai.