| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ong khấm khá

Thứ Năm 27/02/2020 , 09:41 (GMT+7)

Nhờ nuôi ong lấy mật, ông Hoàng Văn Tiến ở xóm Phúc Thành, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã vươn lên khá giả.

Nhờ nuôi ong, ông Tiến có thu nhập ổn định khoảng 100 triệu đồng mỗi năm.

Nhờ nuôi ong, ông Tiến có thu nhập ổn định khoảng 100 triệu đồng mỗi năm.

Mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Hoàng Văn Tiến có từ hơn chục năm nay. Ông cho biết ban đầu chỉ nuôi 3 thùng ong mật, dần dần tích lũy kinh nghiệm và phát triển số lượng nhiều lên.

Đến năm 2016, khi HTX Nuôi ong Phúc Thành được thành lập thì ông Tiến là một trong những người đầu tiên trở thành thành viên tham gia hợp tác.

Chia sẻ với PV, ông cho hay, khi mới bắt đầu nuôi cũng thất bại nhiều do chưa có kinh nghiệm và chưa hiểu về tập tính của con ong. Nhưng không vì thế mà ông nản chí. Ông tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi ong lâu năm để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đến giờ ông đã thực sự làm chủ được nghề nuôi ong. Hiện tại, gia đình ông Tiến có 140 thùng ong mật.

Theo ông Tiến, muốn nuôi thành công thì trước hết phải nắm được đặc tính sinh học của con ong. Ong là loài thích di cư, do đó phải thường xuyên chuyển vùng và thay đổi địa bàn sống để ong không bị nhiễm bệnh và có thể phát triển tốt. Ong chủ yếu mắc các bệnh như đi ngoài và thối ấu trùng đặc biệt là vào mùa mưa.

Do đó, khi mới bắt đầu vào ong cần phải lựa chọn những con khỏe để đảm bảo cả đàn ong không bị lây bệnh lẫn nhau. Nuôi ong phải chọn thời điểm cuối mùa mưa, đầu mùa nắng, khi mới mưa phải ủ ấm ong trong thùng, chờ đến khi trời nắng mới mở thùng ra, nếu không ong rất dễ bị bệnh mà chết.

Cũng theo ông Tiến thì vào mùa ong đi làm mật cơ bản không phải chăm sóc nhiều vì khi đó ong rất khỏe, sức sinh sản tốt nên chỉ cần thả ra cho ong đi khai thác hoa về làm mật, tuy nhiên vẫn phải có sự quản lý.

Ông Tiến giới thiệu sản phẩm mật ong của mình.

Ông Tiến giới thiệu sản phẩm mật ong của mình.

Thời gian lấy mật của con ong thường từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch hàng năm. Vào thời điểm chính vụ, cứ khoảng 6 – 7 ngày là có thể quay mật ong một lần. Với khoảng 100 đàn thì mỗi đợt quay được 130 lít mật.

Ông Tiến cho biết, phải căn cứ vào lượng con ong chúa đẻ để cắm cầu cho ong, trung bình mỗi con ong chúa đẻ từ 4 – 5 con. Tốc độ xây của ong rất nhanh, do đó, khi nào ong phủ kín cầu thì là đạt. Do mỗi đàn ong chỉ có 1 ong chúa nên với những người nuôi ong có kinh nghiệm khi bắt đầu vào vụ sẽ phải tiến hành làm con chúa nhân tạo để điều tiết trong trường hợp một con ong chúa bỏ đi hoặc bị chết thì có con khác thay thế.

Thông thường, tuổi đời của một con ong thợ là 40 ngày vào mùa hoa và 60 ngày vào mùa đông, còn đối với ong chúa thì sau 90 ngày là lại phải thay thế một lần.

Chia sẻ về kinh nghiệm để có lượng mật ong lớn, ông Tiến cho hay: Cách thời điểm hoa nở 40 ngày phải làm cho ong chúa đẻ ra nhộng bằng cách làm cho ong chúa trẻ lại thông qua chế độ ăn uống đặc biệt nhằm kích thích đẻ.

Đặc biệt trong quá trình nuôi ong phải chú ý khi hết mùa hoa bắt đầu từ tháng 9 di chuyển ong lên vùng núi đá. Sau đó trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thời gian chuyển ong về để chia đàn và tiếp tục khai thác mật. Vào mùa đông khi hoa khan hiếm thì chi phí cho mỗi một thùng ong của gia đình ông Tiến là 10kg đường tương đương với khoảng 150.000đ/thùng.

Hiện tại ong của gia đình ông Tiến là giống ong nội địa được ông mua của những người nuôi ong lâu năm trong nhóm cùng sở thích với nhau. Trung bình mỗi năm với 140 thùng ong, gia đình ông Tiến thu về từ 1,3 – 1,5 tấn mật, trung bình mỗi đàn là 15kg mật/năm. Với giá bán từ 120.000 – 140.000đ/lít mỗi năm gia đình ông thu về khoảng 100 triệu đồng từ bán mật ong sau khi đã trừ hết chi phí.

Ngoài ra, ông Tiến còn làm ong giống để bán với giá 180.000đ/cầu, trung bình mỗi năm ông bán khoảng 30 cầu. Bên cạnh việc nuôi ong lấy mật gia đình ông còn trồng thêm các loại cây ăn quả và hoa trong vườn để tăng thu nhập.

Hiện tại HTX Nuôi ong Phúc Thành có 32 thành viên nuôi khoảng 4.000 đàn ong. Trong đó các thành viên cơ bản đều có thu nhập ổn định từ mô hình nuôi ong lấy mật. Đến nay mật ong của HTX đã hai lần được tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh.

  • Tags:
Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.