| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà sinh sản bằng công nghệ tự động hóa

Thứ Sáu 22/09/2023 , 06:30 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đang triển khai thí điểm nuôi gà sinh sản ứng dụng công nghệ tự động hóa tại xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng để làm cơ sở nhân rộng.

Công nghệ tự động hóa giúp ổn định nhiệt độ chuồng nuôi, đây là yếu tố rất quan trọng với chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Đinh Mười.

Công nghệ tự động hóa giúp ổn định nhiệt độ chuồng nuôi, đây là yếu tố rất quan trọng với chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Đinh Mười.

Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã triển khai mô hình chăn nuôi gà sinh sản ứng dụng công nghệ tự động hóa, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và quản lý chăn nuôi tại gia đình anh Nguyễn Hữu Vình, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, quy mô 5.000 con gà sinh sản.

Đây là trường hợp đầu tiên ở Hải Phòng được ứng dụng công nghệ này và được xem là giải pháp đột phá để giúp người dân giảm sức lao động, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Khi tham gia mô hình, hộ chăn nuôi được tham gia đào tạo tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản theo VietGAHP, được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật vận hành hệ thống IOT cả về lý thuyết và thực hành đến khi thành thạo.

Khu chăn nuôi được lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống giám sát và điều khiển vi khí hậu tự động và hệ thống cho ăn, uống tự động. Ngoài ra, về vật tư người dân được Nhà nước hỗ trợ 50% thức ăn giai đoạn hậu bị, giai đoạn đẻ cùng vacxin, thuốc khử trùng, acid hữu cơ, thảo dược, chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn, nước uống và 40% giá trị thiết bị IOT.

Theo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, hiện đàn gia cầm trên địa bàn thành phố có hơn 8 triệu con với 914 trang trại chăn nuôi. Việc áp dụng công nghệ này sẽ hạn chế việc sử dụng sức lao động của con người, giúp hạn chế được mầm bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, người chăn nuôi ít phải tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi nên sức khỏe cũng tốt hơn.

Bên cạnh đó, công nghệ này giúp ổn định nhiệt độ chuồng nuôi, đây là yếu tố rất quan trọng, nhất là gà sinh sản. Bằng công nghệ tự động hóa, trong suốt quá trình nuôi, người quản lý và hiện trường chuồng nuôi được kết nối qua điện thoại, do đó, giúp người chăn nuôi nắm bắt và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.