| Hotline: 0983.970.780

Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Chủ Nhật 20/04/2025 , 15:23 (GMT+7)

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Gà Đông Tảo là giống gà quý hiếm, có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên, nổi tiếng với đặc điểm nhận diện là đôi chân to, da đỏ và chất lượng thịt thơm ngon.

Giống gà này từng được dùng làm vật phẩm “tiến vua”, hiện nay, giống gà này đã được nhân giống thành công tại Tây Ninh, mở ra cơ hội lớn cho chăn nuôi nông hộ.

Anh Thao khoe thành quả thụ tinh nhân tạo giống gà Đông Tảo trên đất Tây Ninh. Ảnh:           Trần Trung.

Anh Thao khoe thành quả thụ tinh nhân tạo giống gà Đông Tảo trên đất Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Đến xã biên giới Tân Hà của huyện Tân Châu hỏi thăm mô hình nuôi gà Đông Tảo của anh Nguyễn Thế Thao, ai cũng biết, bởi ở giữa vùng đất đậm chất phương Nam, đàn gà “tiến vua” lại sinh trưởng mạnh và mang về nguồn thu bạc triệu cho chủ trang trại.

Theo chân anh Thao vào thăm trang trại, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước những con gà trống chân to, da đỏ, phong cách oai vệ. Ít ai ngờ rằng, hơn 10 năm trước, từ những chú gà thuần chủng, qua phương pháp thụ tinh nhân tạo, những chú gà “cự phách” này có thể sống khỏe mạnh trên đất khô nóng Tây Ninh.

Cầm trên tay chú gà Đông Tảo nặng gần 4kg, anh Thao chia sẻ, để thành công như hôm nay anh đã trải nghiệm qua không ít lần thất bại, bởi lúc đầu, khi đưa đàn gà từ miền Bắc vào Nam do thay đổi thời tiết, khí hậu nên chúng chậm lớn và thường xuyên bệnh tật.

Anh Thao chia sẻ bí quyết thụ tinh nhân tạo gà Đông Tảo. Ảnh: LB  .

Anh Thao chia sẻ bí quyết thụ tinh nhân tạo gà Đông Tảo. Ảnh: LB.

Ngoài ra, gà Đông Tảo trưởng thành có khối lượng cơ thể đạt từ 2,5 - 4,5kg trở lên. Với ngoại hình như thế, nếu để chúng phối giống và ấp nở tự nhiên tỷ lệ trứng có khả năng sau sinh đạt rất thấp (dưới 30%), tỷ lệ gà đẻ sau ấp trứng không cao (40%), chăn nuôi gần như không có lãi.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, sau nhiều năm quyết tâm không bỏ cuộc, cuối cùng anh Thao đã làm chủ được con giống thuần chủng trên đất Tây Ninh từ phương pháp thụ tinh nhân tạo.

"Phương pháp thụ tinh nhân tạo được xem là phương pháp tối ưu nhất trong nhân giống gà Đông Tảo. Cần một con gà đúng tiêu chuẩn có thể phối giống cho hàng trăm gà mái, vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí sản xuất", anh Thao chia sẻ.

Phương pháp thụ tinh nhân tạo được xem là phương pháp tối ưu nhất trong nhân giống gà Đông Tảo. Ảnh:       Trần Trung.

Phương pháp thụ tinh nhân tạo được xem là phương pháp tối ưu nhất trong nhân giống gà Đông Tảo. Ảnh: Trần Trung.

Khi hỏi về bí quyết nhân giống, anh Thao hồ hởi cho biết thêm, từ khâu chọn trứng, ấp nở đến chăm gà con, tất cả đều được anh thực hiện theo quy trình kín và khoa học. Nhờ trang thiết bị tiên tiến, tỷ lệ đạt trên 70%, tỷ lệ sống của gà con đạt 90 - 95%. Đặc biệt, do giống được thụ tinh ngay tại địa phương, sau khi nở, gà con thích nghi tốt với thời tiết, khí hậu bản địa, giữ được phẩm chất vốn có như bộ lông mượt, đôi chân rất đẹp.

Hiện trang trại của anh Thao có khoảng 1.000 con gà Đông Tảo, giá thịt gà dao động từ 250.000 đồng/kg (gà từ 4 - 6 kg/con), còn gà giống F1 có thể bán với giá từ vài trăm đến vài triệu đồng/cặp tùy theo độ tuổi. Không dừng lại ở công việc kinh tế, anh Thao đang xây dựng thương hiệu “Gà Đông Tảo Tây Ninh”, sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật và hỗ trợ nông dân địa phương cùng phát triển.

Gà con có chân to, da đỏ giống gà bố, mẹ. Ảnh:       Trần Trung.

Gà con có chân to, da đỏ giống gà bố, mẹ. Ảnh: Trần Trung.

Đại diện Hội Nông dân xã Tân Hà cho biết, mô hình nuôi gà Đông Tảo của anh Thao là một trong những mô hình hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho người dân nông thôn. Phía Hội Nông dân sẽ tổ chức cho các hội viên tham quan, học tập kinh nghiệm, từng bước nhân rộng mô hình.

“Sắp tới, Hội Nông dân xã nhân rộng mô hình nuôi gà đặc sản Đông Tảo. Qua đó, vừa giúp người nông dân phát triển kinh tế hiệu quả, vừa giữ được giống gà quý hiếm, từng được dùng làm vật phẩm tiến vua,” ông Trương Quốc Chính, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hà.

Xem thêm
Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.