| Hotline: 0983.970.780

Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Thứ Bảy 19/04/2025 , 06:04 (GMT+7)

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Tây Ninh  là vùng đất nổi tiếng với những sản vật nông sản phong phú, không chỉ có trái cây, mà còn là mảnh đất lý tưởng cho các mô hình chăn nuôi đặc sản.

Một trong những mô hình đáng chú ý hiện nay là nuôi gà thả vườn với giống gà đặc sản Lượng Huệ, được thực hiện thành công tại trang trại của gia đình anh Nguyễn Năng Cường, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Một góc trang trại gà Lượng Huệ của anh Cường. Ảnh: Trần Trung.

Một góc trang trại gà Lượng Huệ của anh Cường. Ảnh: Trần Trung.

Khi đặt chân đến trang trại gà Lượng Huệ của anh Cường, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước khung cảnh yên bình nhưng đầy nhộn nhịp. Hàng chục ngàn con gà ta thả vườn tung tăng chạy nhảy, với bộ lông màu tía đỏ, vàng ươm rực rỡ dưới ánh nắng.

Cầm trên tay chú gà Lượng Huệ trống chuẩn bị xuất chuồng, anh Cường chia sẻ: việc chọn giống gà Lượng Huệ không phải tình cờ. Năm 2016, sau chuyến tham quan mô hình của Công ty Cổ phần Giống gia cầm Lượng Huệ tại Hải Phòng, anh nhận thấy giống gà này có tốc độ tăng trưởng nhanh, giúp rút ngắn thời gian nuôi và đạt trọng lượng tiêu chuẩn sớm. Điều này giúp nông dân tiết kiệm chi phí thức ăn và tăng lợi nhuận trong thời gian ngắn.

Cán bộ Chăn nuôi và Thú y huyện Tân Châu hướng dẫn anh Cường ủ chế phẩm sinh học dùng cho đàn gà. Ảnh: Trần Trung.

Cán bộ Chăn nuôi và Thú y huyện Tân Châu hướng dẫn anh Cường ủ chế phẩm sinh học dùng cho đàn gà. Ảnh: Trần Trung.

Ngoài ra, gà Lượng Huệ có trọng lượng vừa phải, không quá lớn như các giống gà công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thịt ngon. Khi trưởng thành sau khoảng 2 tháng nuôi, trọng lượng trung bình đạt từ 2,2 - 2,5 kg, rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và những thị trường ưu tiên thực phẩm tự nhiên. Từ đó, anh quyết định đưa giống gà này về nuôi trên đất Tân Châu, Tây Ninh.

Hiện, trang trại của anh Cường có 4 khu nuôi với tổng đàn gần 60.000 con gà Lượng Huệ, bao gồm hai dòng: LH-001 (gà ri) và LH-009 (gà lai nòi). Dù nuôi theo hình thức thả vườn, khu vực chuồng trại vẫn được thiết kế rất khoa học. Anh tận dụng các nguyên liệu như vỏ trấu làm đệm sinh học, lắp hệ thống uống nước tự động để giữ chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ.

Trang trại tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp kết hợp men vi sinh để tối ưu hóa chi phí sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Trang trại tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp kết hợp men vi sinh để tối ưu hóa chi phí sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Anh Cường cho biết thêm, phần lớn thời gian gà được thả ngoài vườn, chỉ vào chuồng khi ăn và ngủ. Việc cho gà tự do vận động không chỉ giúp chúng phát triển khỏe mạnh mà còn tiết kiệm chi phí thức ăn. Gà có thể tự tìm mồi từ côn trùng, cỏ, lá cây. Thịt gà vì vậy thơm ngon, săn chắc, đặc biệt là khi được ăn bắp từ sớm, da gà sẽ có màu vàng tự nhiên, rất bắt mắt.

Bên cạnh đó, xác định an toàn dịch bệnh là yếu tố sống còn trong chăn nuôi, anh Cường rất chú trọng việc bảo vệ sức khỏe đàn gà, sử dụng chế phẩm vi sinh và thảo dược trong nước uống để tăng sức đề kháng. Chế độ chăm sóc khoa học này giúp thịt gà giữ được độ mềm, thơm tự nhiên, không bị khô.

Để chăn nuôi hiệu quả, anh Nguyễn Năng Cường ứng dụng đệm lót sinh học và hệ thống uống nước tự động. Ảnh: Trần Trung.

Để chăn nuôi hiệu quả, anh Nguyễn Năng Cường ứng dụng đệm lót sinh học và hệ thống uống nước tự động. Ảnh: Trần Trung.

“Thành công hôm nay của gia đình là nhờ vào việc học hỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và không ngừng cải tiến phương pháp chăn nuôi. Trong đó, việc chọn giống là yếu tố quyết định đến thành quả hiện tại”, anh Cường khẳng định.

Mô hình chăn nuôi gà Lượng Huệ thả vườn của gia đình anh Cường hiện đang được nhiều nông hộ trong khu vực học tập và áp dụng. Với sự hướng dẫn tận tình từ anh, các hộ chăn nuôi có thể tránh được những sai lầm ban đầu và đạt kết quả khả quan hơn.

“Thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng mô hình, tạo điều kiện cho nhiều nông dân tại Tây Ninh có cơ hội phát triển kinh tế bền vững từ chăn nuôi gà đặc sản”, anh Cường chia sẻ.

Anh Nguyễn Năng Cường khoe thành quả của mình. Ảnh: Trần Trung.

Anh Nguyễn Năng Cường khoe thành quả của mình. Ảnh: Trần Trung.

Theo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tân Châu, trang trại gà “khủng” của anh Cường hiện là niềm mơ ước của nhiều nông hộ, bởi để có được cơ ngơi như thế, nhiều người phải mất 5 - 10 năm nỗ lực mới đạt được.

Mô hình chăn nuôi gà Lượng Huệ thả vườn của gia đình anh Nguyễn Năng Cường không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần khẳng định hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp sạch, bền vững tại Tây Ninh. Việc kết hợp hài hòa giữa chọn giống phù hợp, áp dụng kỹ thuật hiện đại và giữ gìn phương thức chăn nuôi thân thiện với môi trường chính là yếu tố cốt lõi giúp mô hình thành công.

“Trong bối cảnh chăn nuôi nông hộ đang chịu nhiều áp lực từ thị trường và dịch bệnh, việc nhân rộng những mô hình như của anh Cường sẽ không chỉ tạo thêm thu nhập cho nông dân, mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gà đặc sản Tây Ninh vươn xa hơn. Địa phương đang tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để mô hình lan tỏa, hình thành chuỗi giá trị bền vững trong sản xuất nông nghiệp”, ông Quách Quang Huy, Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tân Châu.

Xem thêm
Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Hàng nghìn ha cao su bị rụng lá, khô cành

QUẢNG BÌNH Gần tháng nay, hàng ngàn ha cao su đang vào kỳ khai thác tại Quảng Bình bị héo khô lá, gây thiệt hại nặng.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.