| Hotline: 0983.970.780

Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

Thứ Năm 12/12/2024 , 14:11 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Nông dân tham quan mô hình chăn nuôi bò thịt VietGAHP tại xã Nga My (huyện Phú Bình, Thái Nguyên). Ảnh: Quang Linh.

Nông dân tham quan mô hình chăn nuôi bò thịt VietGAHP tại xã Nga My (huyện Phú Bình, Thái Nguyên). Ảnh: Quang Linh.

Nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đại gia súc, nâng cao thu nhập cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Dự án “Chăn nuôi bò thịt chứng nhận VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” với quy mô 50 con gồm 2 hộ tham gia tại xã Nga My, huyện Phú Bình, Thái Nguyên.

Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã mua và cấp hỗ trợ 6.750kg thức ăn hỗn hợp cho bò, 50 liều thuốc thú y (25 liều thuốc tẩy nội ký sinh trùng, 25 liều thuốc tẩy ngoại ký sinh trùng cho bò).

Trong quá trình thực hiện, cán bộ kỹ thuật đã đến khảo sát từng hộ, đo khối lượng, xác định độ tuổi bò, giới tính, giống, từ đó phân loại và cùng hộ chăn nuôi lên kế hoạch vỗ béo. Sau 4 tháng triển khai, dự án đã hoàn thành mục tiêu và thực hiện chuyển giao được 1 điểm trình diễn, quy mô 50 bò thịt. Khả năng tăng trọng của bò bình quân đạt hơn 1kg/con/ngày, vượt so với yêu cầu. Hiệu quả kinh tế của mô hình vỗ béo bò tăng bình quân 15 - 20% so với chăn nuôi truyền thống.

Thông qua tập huấn và công tác thông tin tuyên truyền, các nội dung hoạt động của dự án đã được truyền tải tới các hộ chăn nuôi bò thịt trong vùng.

Bước đầu, dự án đã giúp nâng cao nhận thức và kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP cho người dân. Qua đó, tạo tiền đề cho chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững và bảo vệ môi trường.

Xem thêm
[Bài cuối] Sứ mệnh lớn sau mũi kim nhỏ

LONG AN Sau 5 năm, Đức Huệ không chỉ có thêm hàng ngàn con vật được bảo vệ, mà còn có thêm một lớp người biết sống chủ động và có trách nhiệm hơn trước bệnh dại.

Nơi nông dân xỏ tay túi quần ra đồng

Ít có nơi nào cánh đồng lại phẳng giống kẻ chỉ như cánh đồng Lươn ở xã Châu Can, không một bông cỏ lồng vực, không một cây lúa khác giống, vàng rực một màu.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Cả bản nuôi cá dầm xanh, vươn lên làm giàu

THANH HÓA Bản Pượn, xã Trung Sơn (huyện Quan Hóa) có 39 hộ thì có tới 34 hộ nuôi cá dầm xanh. Nghề nuôi cá dầm xanh ở đây có công lớn của ông Hà Văn Khường.

Bảo vệ động vật hoang dã, ngăn tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh

Sáng ngày 13/6, báo Pháp Luật TPHCM tổ chức tọa đàm ‘Bảo vệ động vật hoang dã nhìn từ luật pháp và lương tâm’ nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bình luận mới nhất