| Hotline: 0983.970.780

Nông dân An Giang nhận thưởng hơn 90 triệu đồng từ lúa giảm phát thải

Thứ Tư 12/02/2025 , 17:06 (GMT+7)

Mô hình BNS triển khai tại An Giang ngoài giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất còn là động lực giúp bà con trồng lúa giảm phát thải hiệu quả hơn.

Từ ngày 11/2 – 13/2/2025, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang phối hợp với Công ty Cổ phần Net Zero Carbon và Công ty BSB Nanotech tổ chức tổng kết mô hình BNS - Canh tác lúa bền vững, giảm phát thải và trao thưởng cho các nông dân tiêu biểu tham gia mô hình.

Trong vụ thu đông 2024, tỉnh An Giang triển khai đồng loạt 4 mô hình BNS tại các huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Tri Tôn và Phú Tân với tổng quy mô trên 53ha. Các mô hình hướng đến giúp nông dân ứng dụng kỹ thuật canh tác mới nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất lúa, cải thiện thu nhập.

Nông dân An Giang tham gia tập huấn về canh tác lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Nông dân An Giang tham gia tập huấn về canh tác lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Điểm nổi bật của mô hình là việc sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ ngay tại đồng ruộng, tái tạo dinh dưỡng cho đất; áp dụng phương pháp sạ hàng theo hiệu ứng hàng biên kết hợp vùi phân và quản lý nước bằng biện pháp tưới ngập - khô xen kẽ.

Trong suốt quá trình sản xuất, nông dân được cán bộ chuyên môn địa phương hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên lúa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp, lắp đặt thiết bị và phần mềm để giám sát, đo đạc lượng khí phát thải trong quá trình canh tác.

Tại HTX nông nghiệp Vĩnh Bình (huyện Châu Thành), 4 nông dân tiêu biểu tham gia canh tác 8,49ha theo mô hình BNS. Kết quả cuối vụ ghi nhận được hầu hết các ruộng giảm giá thành sản xuất từ 496 – 1.159 đồng/kg; lợi nhuận cao hơn so với ruộng đối chứng từ 2,3 – 9,4 triệu đồng/ha. Đáng chú ý, lượng giảm phát thải khí nhà kính toàn mô hình đạt 29,03 tấn CO2e.

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang và doanh nghiệp trao thưởng cho những nông dân tiêu biểu tham gia canh tác lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang và doanh nghiệp trao thưởng cho những nông dân tiêu biểu tham gia canh tác lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Ông Nguyễn Văn Tắc - Giám đốc HTX xã Vĩnh Bình cho biết, sau vụ đầu tiên thử nghiệm, rất phấn khởi vì chi phí sản xuất giảm được khoảng 30%, trong khi năng suất tăng khoảng 20% so với phương pháp canh tác truyền thống.

Theo ông Tắc, do tập quán sạ dày, năng suất lúa truyền thống của xã viên trong vụ thu đông ở mức 700 – 770kg/công. Tuy nhiên khi áp dụng mô hình BNS, năng suất tăng lên 830kg/công. Ông dự kiến, các vụ tiếp theo, khi đã có kinh nghiệm, nông dân có thể cắt giảm được lượng phát thải nhiều hơn.

HTX cũng sẽ mở rộng diện tích canh tác theo mô hình BNS và liên kết với doanh nghiệp đầu tư lò đốt Biochar để xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ vi sinh. Đồng thời, HTX sẽ tổ chức lại hệ thống bơm nước bằng điện năng lượng mặt trời và xuống giống theo từng tiểu vùng để đảm bảo sản xuất đồng bộ, đáp ứng yêu cầu giảm phát thải và tổ chức sản xuất liền kề.

Xã viên HTX nông nghiệp Vĩnh Bình (huyện Châu Thành) phấn khởi nhận thưởng từ canh tác lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Xã viên HTX nông nghiệp Vĩnh Bình (huyện Châu Thành) phấn khởi nhận thưởng từ canh tác lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Cũng với quy trình này, mô hình thực hiện tại HTX Hiệp Xuân Phú (xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân) đã giảm được 53,48 tấn CO2e trên diện tích canh tác 16,55ha; mô hình 12,71ha tại Tổ hợp tác Huệ Đức (thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn) giảm 49,66 tấn CO2e và mô hình 15,41ha ở HTX Phú Thuận (xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn) giảm 51,75 tấn CO2e.

Trước sự chứng kiến của ngành chuyên môn, đại diện doanh nghiệp đã trao tổng số tiền thưởng trên 90,6 triệu đồng cho các hộ dân tiêu biểu ở 4 địa phương tham gia mô hình.

Đây là sự ghi nhận và động viên sự tham gia tích cực của bà con trong việc ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến để cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính. Đây cũng là động lực để bà con tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất xanh, bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại.

Xem thêm
Trại lợn lớn gây mùi, rò rỉ nước thải ra môi trường

QUẢNG NINH UBND xã Đường Hoa yêu Công ty Cổ phần Chăn nuôi Greentech không tăng đàn và thực hiện giảm quy mô đàn khi chưa hoàn thiện hệ thống xử lý về môi trường.

Quảng Ngãi: Xử phạt nhiều trường hợp vứt xác lợn nhiễm bệnh ra môi trường

Nhiều trường hợp vứt xác lợn chết ra môi trường tại Quảng Ngãi đã bị phát hiện, xử lý. Chính quyền địa phương và ngành thú y siết chặt kiểm tra, ngăn dịch lây lan.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất