Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 25/4/2025 1:11 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nông dân nhận thưởng 43 triệu đồng nhờ trồng lúa giảm phát thải

Thứ Hai 04/11/2024 , 18:22 (GMT+7)

KIÊN GIANG Mới đây, một số nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) nhận được tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng khi tham gia dự án trồng lúa giảm phát thải.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Net Zero Carbon trao tiền thưởng cho nông dân tham gia liên kết trồng lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Net Zero Carbon trao tiền thưởng cho nông dân tham gia liên kết trồng lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Cụ thể, 8 nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương thực hiện canh tác 71ha giống lúa Nhật (DS1) theo quy trình kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ (AWD) do Công ty Cổ phần Net Zero Carbon phối hợp với Công ty BSB Nanotech triển khai.

Nông dân Chung Tấn Em ở ấp Kiên Sơn, xã Kiên Bình (huyện Kiên Lương) là người nhận được số tiền thưởng cao nhất, lên đến hơn 43 triệu đồng. Theo ông Em, vụ hè thu 2024, ông liên kết với các doanh nghiệp trồng 29ha lúa theo quy trình canh tác lúa giảm phát thải.

Toàn bộ quy trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa được sự hỗ trợ theo dõi, quản lý của nhân viên kỹ thuật của doanh nghiệp. Khi tham gia mô hình, ông Em chú trọng thực hiện theo đúng khuyến cáo về lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhất là quy trình rút nước trên đồng ruộng.

Từ đó, kết quả thu hoạch cuối vụ, ruộng lúa của ông đã giảm được lượng phát thải khoảng 116 tấn CO2. Ngoài thu được lợi nhuận từ cây lúa, ông còn nhận được khoảng tiền thưởng 43 triệu đồng từ doanh nghiệp liên kết.

Nông dân phấn khởi nhận thưởng tiền mặt từ doanh nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Nông dân phấn khởi nhận thưởng tiền mặt từ doanh nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Ông Em cho biết, thời điểm đầu vụ do mưa nhiều, bản thân ông rất lo ngại lúa bị mất mùa. Tuy nhiên đến cuối vụ, kết quả thu hoạch khả quan khi năng suất đạt trung bình khoảng 7,6 tấn/ha.

Tổng quan 8 mô hình của bà con nông dân ở tỉnh Kiên Giang, kết quả ghi nhận nhờ áp dụng chế phẩm sinh học kết hợp kỹ thuật AWD, năng suất lúa trung bình đạt 7,6 tấn/ha, cao hơn 7,04% so với mức bình quân của vùng.

Chi phí đầu tư theo mô hình khoảng 28,5 triệu đồng/ha, thấp hơn gần 10,4% so với chi phí trung bình trong vùng.

Bên cạnh hiệu quả kinh tế, mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn mang lại giá trị về bảo vệ môi trường. Bà con nông dân có thêm nhiều động lực để tiếp tục trồng lúa giảm phát thải khi nhận được mức tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng (tùy theo diện tích canh tác và mức độ giảm phát thải).

Ông Trần Minh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Net Zero Carbon nhấn mạnh, với quy trình canh tác này, doanh nghiệp mong muốn góp phần vào kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 của Chính phủ, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thời gian qua, Net Zero Carbon đã triển khai thử nghiệm kỹ thuật canh tác AWD tại nhiều địa phương trên cả nước như Đắk Lắk, Bình Thuận, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… Với sự kết hợp của hệ thống vệ tinh, quá trình sinh trưởng của cây lúa được theo dõi, quản lý, đảm bảo hiệu quả và minh bạch.

Xem thêm
Đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm trên 900 tỉ đồng

QUẢNG TRỊ Dự án có diện tích mặt đất, mặt nước dự kiến sử dụng trên 63 ha, công suất thiết kế 1.200 nái ông bà, 5.000 nái bố mẹ và 80.000 lợn thương phẩm.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

PGS.TS Vũ Năng Dũng: Đất và nước đã hòa một mối

Khi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN-PTNT sáp nhập, hai yếu tố đầu vào quan trọng của nông nghiệp là đất và nước đã về một mối.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.