| Hotline: 0983.970.780

Nơi sản xuất 40 nghìn con giống cá nước lạnh/năm

Chủ Nhật 23/04/2023 , 10:03 (GMT+7)

LÂM ĐỒNG Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên lưu giữ được 500 cá tầm và 200 cá hồi bố mẹ, hậu bị; mỗi năm sản xuất 30.000 - 40.000 cá giống phục vụ sản xuất.

Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng vừa báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng về địa điểm nghiên cứu thực nghiệm cá nước lạnh của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Viện III) tại địa phương.

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng khẳng định, các hoạt động của Viện III tại Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (thôn Klong Klanh, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) thời gian qua không làm ảnh hưởng đến rừng và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nghề cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh.

Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên lưu giữ được 500 cá tầm và 200 cá hồi bố mẹ, hậu bị và mỗi năm sản xuất 30.000 - 40.000 con cá giống phục vụ sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.

Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên lưu giữ được 500 cá tầm và 200 cá hồi bố mẹ, hậu bị và mỗi năm sản xuất 30.000 - 40.000 con cá giống phục vụ sản xuất. Ảnh: Minh Hậu.

Các hoạt động nghiên cứu của đơn vị này đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Do vậy, Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, thống nhất chủ trương gia hạn thời gian hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm cá nước lạnh của Viện III tại địa điểm trên. Thời gian gia hạn là 5 năm (đến 31/12/2028).

Sở NN-PTNT cũng thông tin, trong trường hợp được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương hoạt động, Viện III phải giữ nguyên hiện trạng về diện tích mặt nước được giao, không gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước và không được tác động đến hiện trạng diện tích rừng tại địa điểm nghiên cứu cũng như khu vực xung quanh.

Cùng với đó, Viện III phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật và yêu cầu của đơn vị quản lý, của địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Dừng hoạt động hoặc di dời nếu để phát sinh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng của Vường Quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Ông Võ Danh Tuyên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng thông tin, năm 2008, Viện III đầu tư xây dựng Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên với tổng diện tích 5ha trên đất trống lâm nghiệp tại Tiểu khu 89, 90 thôn Klong Klanh (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng). Ở trạm này, đơn vị đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và sản xuất thử nghiệm các đối tượng cá nước lạnh.

Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Ảnh: Minh Hậu.

Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện nay, Trạm lưu giữ được đàn cá cá tầm bố mẹ và hậu bị với khoảng 500 cá thể, tổng khối lượng 7,5 tấn. Trong đó bao gồm 4 loài là cá tầm Xiberi (Acipenser baerii), cá tầm Beluga (Huso huso), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm Sterlet (Acipenserruthenus). Trạm cũng lưu giữ khoảng 200 cá hồi bố mẹ và hậu bị. Mỗi năm, Trạm này sản xuất khoảng 30.000 - 40.000 con cá giống để phục vụ sản xuất, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản khu vực miền Trung.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, Trạm Nghiên cứu cá nước Tây Nguyên đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện các đề tài như ứng dụng công nghệ sông trong ao để nuôi cá tầm thương phẩm, quy trình bảo quản lạnh tinh trùng cá tầm Nga và cá tầm Xiberi. Cùng với đó, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu mật độ thích hợp nuôi cá tầm thương phẩm trong ao nước chảy ở Lâm Đồng, xây dựng mô hình nuôi cá tầm VietGAP…

Ông Võ Danh Tuyên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, kết quả hoạt động của Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đồng thời, Trạm cũng là cơ sở đào tạo cán bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ nuôi cá nước lạnh cho nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước. Đây cũng là nơi tham quan học tập, nghiên cứu cho các sinh viên cao đẳng, đại học, sau đại học, nghiên cứu sinh chuyên ngành nuôi trồng thủy sản về cá nước lạnh.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.