| Hotline: 0983.970.780

Những lưu ý khi nuôi cá ruộng mùa nước nổi thay thế vụ thu đông

Thứ Hai 08/08/2022 , 17:34 (GMT+7)

CẦN THƠ Nuôi cá ruộng trong mùa nước nổi được xem là mô hình luân canh lúa cá hiệu quả, tạo thu nhập bền vững thay cho vụ lúa thu đông tại ĐBSCL.

Nuôi tôm càng xanh mùa nước nổi tại TP. Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Nuôi tôm càng xanh mùa nước nổi tại TP. Cần Thơ. Ảnh: Hữu Đức.

Dự báo mùa nước nổi năm 2022 diễn biến mưa bão thất thường có thể tác động làm lũ đầu nguồn dâng cao hơn. Một số vùng đất lúa, chân ruộng sâu ở các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Phong Điền bà con nông dân chủ động giảm gieo sạ lúa thu đông để nuôi thủy sản. Trong đó, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được xem khá thuận lợi và nhẹ vốn đầu tư nhất.

Hiện nay, người có nhu cầu nuôi cá không lo thiếu cá giống. Đáp ứng nhu cầu thị trường giống thủy sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá giống tại TP. Cần Thơ vào mùa xuất bán cá giống để người nuôi chọn lựa. Từ tháng 6/2022, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP. Cần Thơ đã sản xuất các loại các giống, cá tra, tôm càng xanh toàn đực xuất bán ra thị trường.

Về mặt kỹ thuật, nuôi cá trong ruộng lúa, anh La Ngọc Thạch, cán bộ kỹ thuật Phòng Khuyến nông, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP. Cần Thơ lưu ý những điểm sau: Ruộng nuôi cá có thời gian ngập từ 3 - 4 tháng/năm, bờ bao quanh ruộng cao và chắc chắn, nếu bờ thấp phải đăng lưới xung quanh. Đỉnh lưới cao hơn mặt nước cao nhất trong năm khoảng 30 - 40cm để tránh thất thoát và hao hụt cá.

Bà con thiết kế ao, mương, vèo chứa cá hình vuông hoặc hình chữ nhật đặt ở nơi đầu ruộng gần nhà. Mục đích giúp ương dưỡng cá giai đoạn cá nhỏ, chờ thu hoạch lúa hè thu trước khi thả ra ruộng hoặc trữ cá trong trường hợp giá cá thấp. Cá có khả năng thích nghi tốt với môi trường đất ruộng. Nếu nuôi hai hay nhiều loài cá trong ruộng nên chọn các loài cá không cạnh tranh thức ăn và sống ở các tầng nước khác nhau.

Các đối tượng nuôi phổ biến: chép, trê, mè, rô phi,... Tiêu chuẩn cá: lớn nhanh, khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều. Trọng lượng cá: 50 - 100 con/kg, mật độ thả 2 - 5 con/m2. Khi vận chuyển cá về, tắm cá bằng dung dịch nước muối 2 - 3% (20 - 30g muối/lít nước) trong 10 - 15 phút để phòng bệnh cho cá.

Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ngoài đồng ruộng như rơm rạ, lúa chét, rong tảo, côn trùng. Chỉ sử dụng thức ăn bổ sung (thức ăn công nghiệp 26 - 30% đạm) khi ương dưỡng cá nhỏ, cá chưa bung ra ruộng, nuôi với mật độ cao, đồng ruộng thiếu thức ăn. Khẩu phần ăn từ 3 - 10% trọng lượng thân cá, liều lượng thức ăn có thể được điều chỉnh theo sức ăn của cá, thời tiết, môi trường.

Thả nuôi cá chép trong ao vườn, ruộng lúa mùa nước nổi. Ảnh: Hữu Đức.

Thả nuôi cá chép trong ao vườn, ruộng lúa mùa nước nổi. Ảnh: Hữu Đức.

Bà con nuôi cá cần thường xuyên kiểm tra cống, bọng, bờ bao, lưới bao quanh để kịp thời xử lý, hạn chế địch hại của cá vào ruộng và đảm bảo cá không thất thoát ra ngoài, dựng chòi canh giữ cá, chống đánh bắt cá trộm. Đến khi thu hoạch cá (sau 3 - 4 tháng nuôi), cá đạt kích cỡ từ 300 - 600 g/con. Tùy theo nhu cầu thị trường, giá bán và kích cỡ cá có thể tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn bộ cá.

Mô hình nuôi cá ruộng vào mùa nước nổi vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đây là mô hình độc đáo cần được nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên, ổn định cuộc sống.

Theo Sở NN-PTNT Cần Thơ, hàng năm kế hoạch sản xuất vụ lúa thu đông khoảng 77.000ha. Vụ lúa thu đông 2022 dự kiến kế hoạch giảm hơn 5.000ha so với cùng kỳ năm trước. Đến nay nông dân đã xuống giống hơn 65.000ha. Phần nhiều đất không gieo sạ lúa vụ thu đông là những cánh đồng nhỏ, manh mún, chân ruộng sâu, đê bao không đảm bảo điều kiện sản xuất lúa.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất