| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mô hình trồng dứa VietGAP thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha

Thứ Năm 05/09/2024 , 15:03 (GMT+7)

ĐIỆN BIÊN Khuyến nông Điện Biên triển khai nhiều mô hình sản xuất dứa VietGAP gắn với chuỗi giá trị, cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha.

Thực hiện Dự án Khuyến nông Trung ương về:Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ tại một số tỉnh Tây Bắc”, Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng - vật nuôi Điện Biên đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Sơn La triển khai nhiều mô hình sản xuất dứa VietGAP gắn với chuỗi giá trị, đạt hiệu quả cao tại tỉnh Điện Biên.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Sơn La cùng Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng - vật nuôi Điện Biên thăm mô hình sản xuất dứa VietGAP tại HTX Na Sang. Ảnh: Hải Tiến.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Sơn La cùng Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng - vật nuôi Điện Biên thăm mô hình sản xuất dứa VietGAP tại HTX Na Sang. Ảnh: Hải Tiến.

Ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc HTX Na Sang (huyện Mường Chà, Điện Biên) cho biết, được Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng - vật nuôi tỉnh hỗ trợ cây giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, trong 2 năm 2022 - 2023, các hộ trong HTX đã trồng được 30ha dứa Queen theo VietGAP. Đến nay, gần 20ha đã cho thu hoạch, năng suất đạt 46 tấn quả/ha, hơn đối chứng (các hộ không sản xuất VietGAP) khoảng 15% về năng suất và giá trị.

"10ha dứa còn lại sẽ cho thu hoạch vào cuối năm nay. Vụ thu hoạch cuối năm giá dứa thường cao hơn các tháng khác nên chắc chắn hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn đáng kể", ông Tâm cho biết thêm.

Ông Quàng Văn Choi, thành viên HTX Na Sang cho biết, trước khi bước vào sản xuất, ông cùng bà con trong HTX được đi tham quan học hỏi các mô hình trồng dứa an toàn đạt hiệu quả cao ở một số địa phương trong khu vực, sau đó còn được tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh trên cây dứa và được hỗ trợ 35% giá mua cây giống tốt. Do vậy, ông quyết định trồng 1ha giống dứa Queen theo mô hình.

Kết quả sau 14 tháng sản xuất, ông Choi thu được gần 47 tấn dứa quả, sau khi bán hết và trừ tiền mua vật tư sản xuất vẫn còn thu nhập gần 350 triệu đồng, cao hơn các hộ trồng dứa ngoài mô hình 60 triệu đồng, tức 17% giá trị thu nhập.

Bà con thu hoạch dứa trong mô hình khuyến nông ở bản Na Sang, xã Na Sang, huyện Mường chà, Điện Biện. Ảnh: Hải Tiến.

Bà con thu hoạch dứa trong mô hình khuyến nông ở bản Na Sang, xã Na Sang, huyện Mường chà, Điện Biện. Ảnh: Hải Tiến.

Ông Lý A Dia (hộ tham gia mô hình) bảo rằng anh Quàng Văn Choi nói đúng, nhưng vẫn thiếu, bởi bà con trong HTX bán được dứa giá cao hơn bên ngoài còn do bố trí thời vụ trồng lệch so với cây dứa sản xuất chính vụ và được khuyến nông hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP, gắn tem mác trên quả để truy xuất nguồn gốc. Nhờ đó, ông Dia trồng 1ha dứa trừ chi phí vẫn còn thu nhập 380 triệu đồng.

Bên cạnh 30ha dứa ở bản Na Sang đã và sắp cho thu hoạch, HTX Na Sang đã mở rộng trồng thêm 28ha dứa theo mô hình của khuyến nông tỉnh tại các bản Co Đứa và Nậm Bó cùng xã. Sau khi tham quan thấy mô hình sản xuất dứa VietGAP của HTX Na Sang đạt lợi nhuận cao hơn bên ngoài, một số bà con ở bản Huổi Ho, xã Mường Mươn (huyện Mường Chà) cũng đề nghị và được khuyến nông hỗ trợ trồng 2ha dứa VietGAP. Hiện các vườn dứa này đang sinh trưởng, phát triển tốt, cán bộ khuyến nông luôn bám sát cơ sở, hướng dẫn nông dân trong suốt quá trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).

Đi thăm thực tế các mô hình sản xuất dứa của Khuyến nông Điện Biên, chúng tôi thấy nhà nông rất phấn khởi vì được "cầm tay chỉ việc" trồng dứa VietGAP để đạt lợi nhuận cao, tạo được hiệu ứng lan toả ra cộng đồng...

Dứa trong mô hình khuyến nông được cấp tem mác để truy xuất nguồn gốc nên rất dễ bán. Ảnh: Hải Tiến.

Dứa trong mô hình khuyến nông được cấp tem mác để truy xuất nguồn gốc nên rất dễ bán. Ảnh: Hải Tiến.

Cùng với trình diễn các mô hình sản xuất dứa nêu trên, Trung tâm Khuyến nông và Giống cây trồng -  vật nuôi Điện Biên còn tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh dứa VietGAP cho hàng trăm hộ sản xuất dứa ngoài các mô hình. Nhờ đó, nhà nông đã được hỗ trợ đắc lực để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trên cây dứa, giúp giảm thiểu sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Ông Đức Minh Nhuệ, Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông và Giống cây trồng - vật nuôi Điện Biên cho biết, diện tích trồng dứa của tỉnh năm 2023 khoảng 450ha, trong đó 280ha cho thu hoạch, sản lượng đạt gần 3.800 tấn quả, sản xuất chủ yếu tại huyện Mường Chà (320ha), còn lại trồng tại các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Nậm Pồ.

Nhờ có nhiệt độ không khí ngày - đêm chênh lệch lớn, ngày cũng dài hơn đêm rất đáng kế so với các tỉnh đồng bằng nên cây dứa trồng ở Điện Biên luôn cho trái to, thơm ngọt hơn nhiều so với dứa trồng ở các tỉnh thành khác trong nước. Vì vậy, cây dứa đang mở ra hướng đi nhiều triển vọng để xoá đói, giảm nghèo bền vững cho nông dân Điện Biên. 

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

9 kiến nghị phát triển khoa học công nghệ ngành chăn nuôi, thủy sản

9 kiến nghị tâm huyết được đưa ra nhằm tháo gỡ nút thắt, thúc đẩy KHCN trong chăn nuôi và thủy sản, hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW vào thực tiễn sản xuất.

Quảng Ngãi: Hơn 159.000 ha rừng nguy cơ cháy cao

Năm 2025, dự báo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 159.000 ha nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.