| Hotline: 0983.970.780

Nhiều mặt hàng thủy sản nước ngọt tiêu thụ chậm

Chủ Nhật 18/07/2021 , 17:34 (GMT+7)

CẦN THƠ Các chợ đầu mối tạm đóng cửa nên một số loài thủy sản ở TP Cần Thơ đã đến lứa thu hoạch với sản lượng lớn nhưng tiêu thụ rất chậm.

Hiện nay một số loại cá nuôi nước ngọt ở Cần Thơ như cá lóc, cá thát lát, cá rô đồng... tiêu thụ chậm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay một số loại cá nuôi nước ngọt ở Cần Thơ như cá lóc, cá thát lát, cá rô đồng... tiêu thụ chậm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Bình quân sản lượng thủy sản nước ngọt của Cần Thơ cung ứng cho người tiêu dùng khoảng 10.400 tấn/tháng. Trong đó khoảng 10.000 tấn cá tra và 400 tấn cá khác như lươn, cá lóc, rô, trê, thát lát, cá nuôi bè…

Đối với mặt hàng cá tra, hiện nay đa số các hộ nuôi đều có liên kết tiêu thụ nên không có tình trạng tồn đọng (tuy nhiên giá bán vẫn ở mức thấp và tương đương giá thành sản xuất).

Nhìn chung các mặt hàng thủy sản khác hiện đảm bảo đủ cung cấp cho thị trường, riêng mặt hàng cá tra có xu hướng tăng lên khoảng 15.000 tấn do nhu cầu thị trường ưa chuộng kích cỡ 700 – 800 gram/con. Đặc biệt một số loài cá khác giá giảm nhẹ như cá lóc, cá thát lát, cá rô đồng.

Cụ thể một số mặt hàng thủy sản tươi sống được thương lái thu mua tại ao nuôi hiện nay như: Cá tra thịt kích cỡ 700 – 800 gram/con từ 22.000 – 22.500 đồng/kg; cá thát lát còm loại 300 gram/con từ 54.000 – 55.000 đồng/kg; cá lóc loại 500 – 1.000 gram/con từ 40.000 – 41.000 đồng/kg; cá rô đầu vuông 400 gram/con từ 22.000 – 22.500 đồng/kg; lươn loại I từ  200 gram/con trở lên giá 125.000 đồng/kg; tôm càng xanh loại 50 – 55 gram/con 170.000 đồng/kg...

Theo ông Nhơn, khó khăn hiện nay do tình hình dịch bệnh, các chợ đầu mối tạm đóng cửa, nên ảnh hưởng đến một số loài thủy sản trên địa bàn đang đến lứa thu hoạch với sản lượng lớn nhưng tiêu thụ chậm.

Bên cạnh đó, hiện các tỉnh lân cận đều thực hiện giãn cách xã hội, việc lưu thông các xe từ các thị trường ngoài tỉnh khó đến thu gom nên nông dân không bán được số lượng lớn thủy sản mà chỉ bán nhỏ lẻ tại chỗ.

Ngoài ra, do chợ truyền thống ngưng hoạt động, số lượng các địa điểm cung ứng thực phẩm lại không đáp ứng đủ, nên việc cung ứng hàng hóa gặp khó khăn, nhất là ở nơi có ít hoặc chưa có hệ thống siêu thị. Tình hình giao thương cung ứng sản phẩm từ các tỉnh, thành khác vào TP Cần Thơ cũng gặp khó khăn nên về lâu dài khả năng sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.