| Hotline: 0983.970.780

Nhập lậu, buôn bán, nuôi tôm hùm đất có thể bị xử phạt tới 1 tỉ đồng

Thứ Tư 22/05/2019 , 20:01 (GMT+7)

Hành vi nhập khẩu trái phép, buôn bán, vận chuyển, nuôi, lưu giữ... sinh vật ngoại lai xâm hại (trong đó có tôm hùm đất và tôm càng đỏ) hiện đã được quy định tại nhiều nghị định về xử phạt vi phạm hành chính, với mức xử phạt cao nhất tới 1 tỉ đồng.

Tại Thông tư 35/2018/BTNMT của Bộ TN-MT (có hiệu lực từ 11/2/2019), tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt (tôm hùm đất) đã được đưa vào danh sách các loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại.

Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii), loài có nguy cơ xâm hại nguy hiểm nếu bị phát tán ra môi trường

Theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ ngày 1/2/2017), tại Điều 43 của nghị định này, đã có nhiều quy định về khung hình phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. 

Cụ thể, hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại bị xử phạt với mức phạt thấp nhất từ 20 triệu đồng đến 40 triệu (đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới 10 triệu đồng). Khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi này lên tới từ 920 triệu đồng đến 1 tỉ đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 230 triệu đồng đến dưới 250 triệu đồng.

Đồng thời, áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.

Tại nghị định này, hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển loài ngoại lai xâm hại (ngoài phạm vi khu bảo tồn) bị xử phạt như sau: Phạt tiền với mức thấp nhất từ 20 đến 40 triệu đồng (đối với hành vi gây thiệt hại trị giá đến dưới 10 triệu đồng); cao nhất từ từ 560 triệu đồng đến 640 triệu đồng (đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 140 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng).

Tôm càng đỏ (Cherax quadricanatus) là loài xâm hại nguy hiểm

Mới nhất, theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ về về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, tại Điều 42 của Nghị định quy định: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như: Tịch thu lô hàng, buộc tái xuất loài thủy sản.

Nghị định 42/2019/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 05/7/2019 và thay thế cho Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản.

Hành vi nhập khẩu trái phép (nhập lậu) hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam cũng đã được quy định chi tiết tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng cấm.

Cụ thể: Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên (mức xử phạt tăng gấp đôi trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu).

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nguy cơ cháy rừng cao, Lạng Sơn tổ chức trực 24/24 giờ

LẠNG SƠN Tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.