| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân ven đầm Thị Nại thất thu mùa sứa

Thứ Ba 30/03/2021 , 17:38 (GMT+7)

Theo nhiều người dân địa phương, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản lượng sứa trên đầm Thị Nại suy giảm là do hiện tượng hành nghề cấm đánh bắt thủy sản

Hàng năm, cứ đến thời điểm cuối tháng Giêng âm lịch là sứa xuất hiện nhiều trên đầm Thị Nại.

Ngoài việc đánh bắt các loại cá, bà con ngư dân ở thôn Bình Thái, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước, Bình Định) còn tất bật với việc vớt và chế biến sứa. Tuy nhiên mùa sứa năm nay trên đầm Thị Nại cho sản lượng rất thấp, chỉ đạt khoảng 1/4 so với mọi năm vào cùng thời điểm.

Theo nhiều người dân địa phương, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản lượng sứa trên đầm Thị Nại suy giảm là do hiện tượng hành nghề cấm đánh bắt thủy sản trên đầm vẫn còn tồn tại.

Những đối tượng dùng xung điện, xiếc máy để đánh bắt thủy sản trên đầm Thị Nại đã tận diệt những loại thủy sản lớn, nhỏ, kể cả những con sứa mới bằng đầu ngón tay.

Bà Huỳnh Thị Chung sơ chế sứa bên đầm Thị Nại. Ảnh: V.Đ.T

Bà Huỳnh Thị Chung sơ chế sứa bên đầm Thị Nại. Ảnh: V.Đ.T

Bà Huỳnh Thị Chung (73 tuổi), một người có thâm niên hơn 30 năm hành nghề vớt và chế biến sứa trên đầm Thị Nại ở thôn Bình Thái, cho biết: Mỗi ngày bà cùng các bạn nghề chèo thuyền đi vớt sứa trên đầm từ  lúc 4 giờ sáng, đến khoảng 8-9 giờ tối mới về.

Năm nay, sứa trong đầm Thị Nại không còn, nên sản lượng sứa thu được mỗi ngày rất ít. Thêm vào đó giá bán sứa hiện nay tại địa phương chỉ khoảng 60.000 - 70.000 đ/kg sứa tươi tùy loại, nên thu nhập của bà giảm mạnh so với mọi năm, chỉ còn từ 50.000 đ đến 60.000 đ sau mỗi chuyến vớt sứa.

Toàn thôn Bình Thái có khoảng 150 người dân thường xuyên tham gia vớt sứa trên đầm Thị Nại. Những năm trước, những người hành nghề vớt sứa ở thôn Bình Thái có thể vớt từ 100 đến 120 thùng sứa loại 7kg/thùng mỗi ngày. Nhưng mùa sứa năm nay họ chỉ vớt được từ 20 đến 25 thùng/ngày.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Sơn La bội thu nhãn chín sớm

Nông dân huyện Sông Mã đã giảm áp lực tiệu thụ, tăng lợi nhuận 1,5 - 2 lần nhờ được chuyển giao kỹ thuật xử lý rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nhàn nhã nhờ thiết bị bay không người lái

HÀ TĨNH Ứng dụng thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.