| Hotline: 0983.970.780

Ngô biến đổi gen trên đồng Nam Sách

Thứ Năm 28/06/2018 , 14:05 (GMT+7)

Vụ xuân 2018, UBND huyện Nam Sách (Hải Dương) triển khai đề tài “Xây dựng mô hình phát triển giống ngô biến đổi gen NK4300 BT/Gt gắn với bao tiêu sản phẩm” với quy mô 30ha, tại hai xã Minh Tân, Thái Tân.

08-30-50_nk4300
Hội thảo đầu bờ giống ngô NK4300BT/Gt tại Nam Sách, Hải Dương

Nông dân tham gia mô hình thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Cty Sygenta Việt Nam và cán bộ đề tài hướng dẫn. Với cùng một chế độ chăm sóc và bảo vệ thực vật, so với giống đối chứng, giống ngô NK4300 BT/Gt có tỷ lệ nảy mầm cao hơn 2%, bản lá to, xanh đậm hơn, cây sinh trưởng và phát triển khỏe. Tuy chiều cao cây cao hơn giống đối chứng khoảng 15cm, song giống mới lại chống đổ rất tốt, TGST dài hơn khoảng 10 ngày.

Đánh giá về các yếu tố cấu thành năng suất cho thấy: Mặc dù số hàng/bắp giống ngô mới ít hơn đối chứng khoảng 1,1 hàng nhưng đường kính bắp và chiều dài bắp luôn cao hơn giống đối chứng nên số lượng hạt/bắp của hai giống tương đương nhau. Nhưng trọng lượng 1.000 hạt của giống NK4300 BT/Gt cao hơn giống đối chứng xấp xỉ 70g, năng suất lý thuyết cao hơn 55,9kg/sào, năng suất thực thu cao hơn 42kg/sào, tương đương 1,1 - 1,2 tấn/ha.

Về khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận, qua theo dõi và đánh giá cho thấy: Giống NK4300 BT/Gt có khả năng kháng sâu bệnh và chịu hạn tốt hơn nhiều giống đối chứng nhất là bệnh khô vằn, sâu đục thân và rệp hại cờ.

Với những đặc điểm vượt trội nêu trên, khi hạch toán hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác (sào Bắc bộ 360m2) với mức đầu tư trên 1 triệu đồng (chưa tính công lao động) thì giống ngô NK4300 BT/Gt cho thu lãi gần 440.000 đồng, trong khi giống đối chứng chỉ lãi gần 250.000 đồng.

Phát biểu tại buổi hội thảo đầu bờ, ông Đinh Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Tân cho biết, vùng trồng ngô xuân sau khi thu hoạch cà rốt vụ đông luôn duy trì trên 100ha. Trong nhiều năm qua đã có nhiều đơn vị đưa các giống ngô mới về trình diễn song vẫn chưa có giống nào thay thế được "giống đối chứng" trên. Nay nông dân địa phương đã tiếp nhận và trồng giống ngô NK4300 BT/Gt.

Qua đánh giá kết quả, ông Hưng và nhiều nông dân ghi nhận khả năng nảy mầm, sinh trưởng phát triển, chống chịu sâu bệnh... của ngô NK4300 BT/Gt. Trước đây bà con cho rằng trồng ngô không có lãi, vụ ngô xuân chỉ là phụ, trồng chỉ để lấy hạt tăng gia. Giờ thì họ đã quan tâm hơn và khẳng định trồng ngô biến đổi gen là “làm chơi ăn thật”.

Ông Hưng đề nghị các cơ quan chức năng từ tỉnh đến huyện quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để nông dân mở rộng diện tích cho những vụ ngô sau.

Nông dân Phạm Văn Hiển tham gia mô hình tại xã Thái Tân trao đổi, sau khi nảy mầm thì giống ngô của mô hình lên chậm nhưng khi đã có lá thì sức sinh trưởng rất cao, khi bị hạn vẫn phát triển được, đặc biệt là dù cao cây nhưng khi gió to lại không bị đổ.

"Tôi thích nhất là đặc điểm chịu phân bón của giống (ưa thâm canh). Dù bón đến 40kg NPK/sào cao hơn thông thường 10kg nhưng giống NK4300 BT/Gt vẫn không bị tốt lốp, không đổ mà cho năng suất cao hơn nhiều ruộng bón ít phân", ông Hiển chia sẻ.

 

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.