| Hotline: 0983.970.780

Ngô biến đổi gen - Nhìn từ Philippines

Thứ Tư 16/04/2014 , 09:32 (GMT+7)

Philipines từng phải NK khá nhiều ngô phục vụ nhu cầu trong nước. Nhưng nhờ mạnh dạn đưa ngô biến đổi gen vào SX, lượng ngô NK vào nước này liên tục giảm mạnh.

Philipines từng phải NK khá nhiều ngô phục vụ nhu cầu trong nước. Nhưng những năm gần đây, lượng ngô NK vào nước này đã liên tục giảm mạnh nhờ mạnh dạn đưa ngô biến đổi gen vào sản xuất.

Áp lực về nguyên liệu nhập khẩu

Trong bối cảnh mỗi năm Việt Nam phải nhập 3 tỉ USD nguyên liệu để sản xuất TĂCN và để giải quyết vấn đề này, nhiều người cho rằng Việt Nam cần phải sớm đưa ngô biến đổi gen vào trồng đại trà càng sớm càng tốt.

Ngược lại, bên phản đối cho rằng, nếu một khi cho trồng thì sẽ bị những công ty nước ngoài độc quyền về giá bán giống biến đổi gen. Đây là vấn đề mà hầu như các nước đã đặt ra để tranh luận trước khi cho phép cây trồng biến đổi gen (GMO) được trồng đại trà hay không. Một trong những nước trong khu vực ASEAN là Philippines cũng phải giải quyết vấn đề này cách đây hơn 10 năm.

Theo Bộ Nông nghiệp Philippines, ngô là cây trồng quan trọng thứ hai đối với họ. Cây ngô đang cung cấp 50% nguyên liệu để sản xuất TĂCN, sản xuất ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng cao như bột ngô, dầu ngô, snack… Hiện quốc gia này có 2,5 triệu ha và khoảng 14 triệu nông dân đang sống nhờ vào cây ngô.

Vào năm 2002, trong khi dư luận còn đang tranh luận có nên trồng ngô GMO hay không thì mỗi năm Philippines phải nhập mấy trăm ngàn tấn ngô để đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì thế, trước áp lực về nguồn nguyên liệu để sản xuất TĂCN và sản xuất ra những sản phẩm giá trị gia tăng của cây ngô, bắt buộc chính phủ nước này quyết định cho trồng ngô GMO đại trà, kèm theo đó là những chính sách phù hợp để hỗ trợ người nông dân dễ dàng tiếp cận với cây trồng này.

Anh Ismael Madriaga, 42 tuổi, một nông dân đang trồng ngô biến đổi gen ở tỉnh Tarlac (Philippines), cho biết, lần đầu tiên anh trồng giống ngô GMO vào năm 2007. Nhờ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật từ công ty sản xuất giống Monsanto Philippines nên vụ đầu tiên năng suất đạt mức 7,3 tấn/ha, cao hơn 2 lần so với giống ngô bình thường mà anh đã trồng năm trước. Năm 2009, năng suất trung bình đã tăng lên 9,4 tấn, và đạt 11 tấn/ha từ năm 2011.

Theo anh Ismael Madriaga, nhìn bề ngoài hai trái ngô GMO và ngô bình thường hoàn toàn giống nhau, giá bán cũng tương đương, trong khi năng suất lại cao hơn (do ít sâu bệnh) nên không chỉ anh mà nhiều hộ dân khác đã chuyển sang giống ngô GMO. Hiện anh đang trồng 8 ha, trong đó, 6 ha là thuê với giá 20.000 peso/ha/năm. Tuy nhiên, nhờ năng suất cao nên anh vẫn đủ tiền sống thoải mái cho cả gia đình gồm vợ và ba con nhỏ.

Dĩ nhiên, để người dân Philippines chọn giống ngô GMO, những công ty như Monsanto (Mỹ) và Syngenta (Thụy Sĩ) đã phải tổ chức những chương trình khuyến nông, giới thiệu cách trồng các giống ngô GMO, mời nông dân đến tham quan và cam kết hỗ trợ kỹ thuật nếu chuyển sang trồng ngô GMO.

Chính nhờ năng suất cao nên diện tích cây ngô GMO tăng dần lên. Nếu như năm đầu tiên (2003) cây ngô GMO được trồng chỉ ở mức gần 11.000 ha thì đến hết năm 2013, diện tích cây ngô GMO đã ở mức 800.000 ha, tương đương 32% tổng diện tích trồng ngô của Philippines.

 Diện tích cây ngô GMO tăng, kéo theo năng suất trung bình của cây ngô nước này cũng tăng lên. Trước đây, khi cây ngô biến đổi gen chưa được cho trồng đại trà (vào năm 2002), năng suất ngô của Philippines chỉ ở mức trên dưới 2,8 tấn/ha, song đến nay, năng suất trung bình ở mức 4,1 tấn/ha.

Theo báo cáo về ngành nông nghiệp Philippines (do Bộ Nông nghiệp Mỹ xuất bản ngày 15/3/2013), chính nhờ cây ngô GMO giúp nước này giảm lượng ngô nhập khẩu. Cụ thể, trong vụ 2011/2012 nước này nhập khẩu 202.000 tấn ngô, và xuống còn 100.000 tấn trong vụ 2012/2013, còn trong vụ 2013/2014 lượng ngô nhập khẩu xuống còn 75.000 tấn.

Giá giống GMO có bị đẩy lên cao?

Cách đây hơn 10 năm, những người đứng về phía phản đối cây trồng biến đổi gen tại Philppines lo ngại các công ty như Monsanto, Syngenta, hai công ty đang làm chủ công nghệ sản xuất các giống GMO sẽ nâng giá, chi phối thị trường. Những người phản đối chỉ đồng ý cho trồng ngô GMO với điều kiện các công ty sản xuất giống ngô phải có nhà máy tại nước này để có thể kiểm soát được giá giống nếu lỡ có gì bất trắc.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi trong chuyến đi dự Chương trình giao lưu nông dân  Châu Á - Thái Bình Dương do Croplife châu Á tổ chức tại Philippines vào đầu tháng 3/2014, giá giống ngô GMO do Syngenta sản xuất tại nhà máy ở Philippines đang bán cho nông dân chỉ dao động từ 440-550 peso/kg, tương đương 88.000-110.000 đ/kg, bằng giá giống ngô lai của Việt Nam đang được nông dân mua và sử dụng hiện nay.

Đại diện của Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết, trước đây, những người làm chính sách cũng từng cân nhắc đến vấn đề nói trên nhưng sau đó nhận ra rằng nếu người nông dân chọn trồng các giống ngô lai thì vụ sau cũng phải mua lại giống cho vụ mới. Theo vị này, sau 10 năm, những lo ngại ban đầu về việc các công ty sản xuất giống ngô GMO vì lợi thế về khoa học kỹ thuật để đẩy giá lên cao đã không xảy ra.

Xem thêm
Phong trào nuôi con đặc sản lan tỏa khắp xứ Thanh

Nhiều mô hình nuôi con đặc sản tại Thanh Hóa như nhím, dúi, ba ba… mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, cả thiện cuộc sống.

Gỡ khó cho giết mổ tập trung: [Bài 3] Chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Gia Lai Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn thiếu, nhiều cơ sở xuống cấp, không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm... đang là thực tế tại Gia Lai.

Nhà khoa học U90 và giấc mơ xanh hóa nông nghiệp bằng bèo hoa dâu

Sau 3 tháng điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, viêm cơ, mới tập tễnh đi lại được bà đã rủ tôi sang Học viện Nông nghiệp Việt Nam để thăm bèo hoa dâu.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Tạo sông trong ao giúp năng suất nuôi cá tăng gấp 4 - 6 lần

HẢI DƯƠNG Nuôi cá theo hình thức sông trong ao giúp người nuôi thuận lợi kiểm soát môi trường, dịch bệnh, giảm hệ số sử dụng thức ăn, gia tăng mật độ nuôi.

Công an Quảng Nam tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân

Công tác tuyên truyền nhằm giúp ngư dân nắm rõ các quy định pháp luật, hạn chế vi phạm khi khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn trong quá trình hành nghề.

Bến Tre hướng đến mục tiêu xanh, phát triển bền vững

Để hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững và đáng sống, Bến Tre đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án trồng cây xanh và tập trung bảo vệ, phát triển cây rừng.

Bình luận mới nhất