| Hotline: 0983.970.780

Sẵn sàng đón du khách trải nghiệm mùa vải chín ở Tân Yên

Thứ Tư 28/05/2025 , 19:06 (GMT+7)

BẮC GIANG Du lịch vườn vải đang trở thành điểm nhấn mới của huyện Tân Yên (Bắc Giang) khi mùa quả chín sắp bắt đầu.

Rộn ràng mùa vải chín

Chỉ còn khoảng hai tuần nữa là bước vào chính vụ vải chín sớm. Những ngày này, dọc các thôn xã của vùng trọng điểm vải thiều như Phúc Hòa, Hợp Đức, An Dương... (huyện Tân Yên), nông dân đang gấp rút chuẩn bị cho mùa thu hoạch lớn nhất trong năm.

Nhóm du khách đầu tiên đến tham quan, trải nghiệm khi vải chớm thay 'màu áo' từ xanh sang hồng đỏ. Ảnh: Phạm Minh.

Nhóm du khách đầu tiên đến tham quan, trải nghiệm khi vải chớm thay "màu áo" từ xanh sang hồng đỏ. Ảnh: Phạm Minh.

Trên khắp các triền đồi và ven sườn núi, người dân tất bật cắt tỉa cành thấp, dọn sạch lối đi, dựng giàn bạt, chuẩn bị bao bì, các vật dụng thu hái vải. Nhiều nhà vườn đã tạm gác việc khác để toàn tâm toàn lực vào vườn vải.

Theo UBND huyện Tân Yên, năm 2025 toàn huyện có gần 1.400 ha vải chín sớm, chủ yếu tại các xã vùng tây nam huyện. Nhờ áp dụng đồng bộ quy trình VietGAP, GlobalGAP, chăm sóc theo nhật ký điện tử, chất lượng quả vải năm nay được đánh giá rất cao, vỏ mỏng, mã đẹp, ngọt đậm và đồng đều.

Thời tiết đầu mùa khá thuận lợi, lượng mưa ổn định, sâu bệnh ít, tỷ lệ đậu quả cao. Nhà vườn phấn khởi, chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ thu hoạch. Việc chuẩn bị xe kéo, thùng đựng, dựng lán che mưa nắng... đang được thực hiện đồng loạt.

Tân Yên hôm nay không chỉ được biết đến với sản lượng lớn vải chín sớm mà còn dần định hình một hướng đi mới là du lịch trải nghiệm mùa vải. Không chỉ hái vải, khách phương xa khi đến đây còn được hoà mình vào thiên nhiên, cảm nhận đời sống người dân đã vất vả thế nào để tạo ra những quả vải ngon ngọt, thơm mát.

Vải thiều được đóng thùng ngay tại vườn phục vụ du khách mua về làm quà. Ảnh: Phạm Minh.

Vải thiều được đóng thùng ngay tại vườn phục vụ du khách mua về làm quà. Ảnh: Phạm Minh.

Du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp là chiến lược lâu dài

Không chỉ sản xuất, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã tại huyện Tân Yên còn tích cực kết hợp vườn vải với mô hình du lịch trải nghiệm mùa quả chín, đón khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, hái vải và thưởng thức đặc sản vùng quê.

Để chuẩn bị cho mùa du lịch 2025, huyện Tân Yên đã chủ động ban hành kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp. Theo đó, các hộ dân có vườn vải đẹp, diện tích lớn và hạ tầng phù hợp được hướng dẫn cải tạo không gian đón khách, bố trí điểm chụp ảnh, nhà vệ sinh tạm, bảng chỉ dẫn…

Đây không chỉ là hoạt động phụ trợ mà còn là hướng đi chiến lược giúp nâng cao giá trị thương hiệu vải Tân Yên, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại chỗ, tạo nguồn thu kép cho người dân.

Một số hợp tác xã đã liên kết với các đơn vị lữ hành, trường học, doanh nghiệp để đưa khách đoàn về trải nghiệm theo tour, từ thăm vườn, tìm hiểu cách nhận biết vải ngon đến đóng gói, dán tem truy xuất rồi đem về làm quà.

Các gian trưng bày sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của địa phương và sản phẩm OCOP của huyện Tân Yên đã sẵn sàng đón du khách tham quan. Ảnh: Phạm Minh.

Các gian trưng bày sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng của địa phương và sản phẩm OCOP của huyện Tân Yên đã sẵn sàng đón du khách tham quan. Ảnh: Phạm Minh.

Việc ứng dụng chuyển đổi số cũng được chú trọng. Một số điểm đã có mã QR để khách check-in, hướng dẫn du lịch bằng điện thoại, các video giới thiệu điểm đến được đăng trên TikTok, Facebook Reels giúp hình ảnh vườn vải Tân Yên lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Quan trọng hơn, huyện xác định rõ du lịch nông nghiệp không chỉ là mùa vụ mà là một hướng phát triển lâu dài, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và quảng bá thương hiệu vải bền vững.

Các hộ dân trồng vải ở Phúc Hoà chia sẻ, chỉ 3 tuần trong vụ thu hoạch vải năm trước, họ đón hàng trăm lượt khách, không chỉ tiêu thụ vải tại chỗ với giá cao hơn thị trường mà còn tạo thêm động lực để người dân nâng cao ý thức chăm sóc vườn đồi, giữ gìn vệ sinh môi trường và tự hào hơn về sản phẩm của chính quê hương mình.

Huyện Tân Yên đang tích cực hỗ trợ các hộ du lịch vườn đăng ký mã QR, tem truy xuất nguồn gốc, kết nối quảng bá trên mạng xã hội, sàn du lịch trực tuyến… để hình ảnh vùng vải chín sớm lan xa và chuyên nghiệp hơn trong mắt du khách.

Xem thêm
Phong trào nuôi con đặc sản lan tỏa khắp xứ Thanh

Nhiều mô hình nuôi con đặc sản tại Thanh Hóa như nhím, dúi, ba ba… mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, cả thiện cuộc sống.

Tiêm vaccine cá tra giống là ‘chìa khóa’ nâng chất xuất khẩu

AN GIANG Tiêm vaccine cho cá tra giống giúp giảm bệnh, giảm kháng sinh và chi phí nuôi, nâng lợi nhuận cho người nuôi xuất khẩu tại An Giang.

Nhà khoa học U90 và giấc mơ xanh hóa nông nghiệp bằng bèo hoa dâu

Sau 3 tháng điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, viêm cơ, mới tập tễnh đi lại được bà đã rủ tôi sang Học viện Nông nghiệp Việt Nam để thăm bèo hoa dâu.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nông dân ‘nhẹ vai’ nhờ robot nâng lúa

ĐỒNG THÁP Xe chở lúa PT–CL5G tích hợp dàn gắp lúa tự động giúp nông dân ĐBSCL giảm sức lao động, tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.

Chế biến sâu phụ phẩm thủy sản: Động lực tăng trưởng mới

Phụ phẩm thủy sản đang mở ra hướng đi mới, kết hợp tăng trưởng xanh, đổi mới công nghệ để gia tăng giá trị của ngành hàng.

Bến Tre hướng đến mục tiêu xanh, phát triển bền vững

Để hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững và đáng sống, Bến Tre đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án trồng cây xanh và tập trung bảo vệ, phát triển cây rừng.

Bình luận mới nhất