| Hotline: 0983.970.780

Chuyện đưa trái thanh long Sơn La sang châu Âu

Thứ Tư 28/05/2025 , 07:23 (GMT+7)

Chị Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Hợp tác xã Ngọc Hoàng chia sẻ về hành trình đưa trái thanh long sang Châu Âu, đạt thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Chị Dung tự tay chấm nụ kích hoa cho cây thanh long trái vụ. Ảnh: Đức Bình.

Chị Dung tự tay chấm nụ kích hoa cho cây thanh long trái vụ. Ảnh: Đức Bình.

Hợp tác xã Ngọc Hoàng, trước đây bà con nông dân chủ yếu trồng các loại cây như ngô, đỗ, đậu, lạc. Tuy nhiên, các cây trồng này cho thu nhập không cao. Khi đó, Hợp tác xã chưa được hình thành, nhưng ông Nguyễn Quang Vinh (hiện là Giám đốc Hợp tác xã) đã được Viện nghiên cứu Rau quả quan tâm, giới thiệu giống thanh long ruột đỏ và mang lên Sơn La trồng thử nghiệm.

Sau khi phát triển thành công, ông Vinh đã chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn các hộ dân xung quanh cùng trồng và phát triển cây thanh long.

Đến ngày 18/3/2016, Hợp tác xã Ngọc Hoàng chính thức được thành lập với 11 thành viên tiên phong, chủ yếu là những người đã theo ông Vinh trồng thanh long. Trong quá trình trồng, chúng tôi nhận thấy thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do khi đó thanh long chưa được công nhận là cây chủ lực của tỉnh, nên việc phát triển gặp nhiều khó khăn.

Chúng tôi đã mạnh dạn đề nghị với ban lãnh đạo tỉnh đưa thanh long vào danh mục cây chủ lực. Từ đó, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh, chúng tôi đã nhận được hỗ trợ từ các sở, ngành, và các đồng chí lãnh đạo.

Các đơn vị xuống tận nơi, cùng bà con bán hàng, nắm bắt tình hình cuộc sống và hỗ trợ xúc tiến thương mại, giúp chúng tôi quảng bá sản phẩm. Vai trò của báo chí, truyền thông trong việc giới thiệu sản phẩm thanh long Sơn La cũng rất quan trọng. Nhờ đó, sản phẩm thanh long của chúng tôi đã được đưa đến nhiều tỉnh, thành phố khác.

Trước đây, chúng tôi rất lo lắng vì không biết tiêu thụ sản phẩm như thế nào. Nhưng nhờ các hoạt động xúc tiến thương mại, đến nay, các thương lái và khách hàng từ các vùng miền đã biết đến và tìm đến mua thanh long Sơn La. Lý do là vì thanh long Sơn La có chất lượng cao nhờ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng với sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm.

Rất nhiều đoàn đến học hỏi mô hình của HTX Ngọc Hoàng. Ảnh: Đức Bình.

Rất nhiều đoàn đến học hỏi mô hình của HTX Ngọc Hoàng. Ảnh: Đức Bình.

Ngoài ra, người dân Sơn La vốn cần cù, chịu khó tìm tòi, học hỏi, không chỉ từ thông tin báo chí mà còn qua sách vở và các lớp tập huấn. Điều này giúp chúng tôi áp dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, hiện nay, không chỉ thanh long mà nhiều loại cây ăn quả khác ở Sơn La đã có thể trồng trái vụ. Nếu trước đây, dịp Tết không có thanh long thì nay thanh long đã có mặt, phục vụ người dân Sơn La và các tỉnh khác.

Chúng tôi đã tìm tòi và học hỏi cách điều khiển thời điểm nở hoa để đảm bảo sản lượng và chất lượng quả, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. Từ năm 2017, chúng tôi định hướng sản xuất theo hướng hữu cơ, kiểm soát chặt chẽ đầu vào, đầu ra và quy hoạch các vùng trồng. Chúng tôi cũng chủ động kết nối với các doanh nghiệp để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

Sơn La được ví như “điều hòa khổng lồ” của Tây Bắc, nơi có nhiều vùng tiểu khí hậu, nhiệt độ ngày và đêm chênh nhau 4 - 5 độ C, địa hình đồi núi, đây là những điều kiện tuyệt vời để phát triển cây thanh long. Với lợi thế này, hiện nay Hợp tác xã Ngọc Hoàng đã sản xuất thanh long với chất lượng cao, quy trình đảm bảo các yêu cầu để xuất khẩu sang thị trường EU.

Để xuất khẩu, công tác kiểm tra được thực hiện rất gắt gao, nhiều đoàn từ nước ngoài sang Việt Nam lấy mẫu đất, nước để kiểm tra, ghi chép nhật ký sản xuất, tần suất phun thuốc hữu cơ, quy trình chăm sóc... Sau khi thu hoạch, hợp tác xã phải gửi 6 - 8 mẫu vào TP.HCM để tiếp tục kiểm nghiệm, khi đạt được các yêu cầu mới được xuất khẩu.

Đến năm 2018, sản phẩm thanh long của chúng tôi đã bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường như Pháp, Nga, Nhật Bản, và Italia. Tuy nhiên, hợp tác xã chưa thể xuất khẩu trực tiếp mà vẫn phải thông qua các doanh nghiệp. Dù vậy, chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá rất cao, và các đơn hàng ngày càng tăng.

Năm 2024, do thời tiết bất lợi nên sản lượng xuất khẩu chỉ đạt khoảng 800 tấn. Nhưng đến năm 2025, sau khi kiểm tra và kiểm soát tốt các vùng trồng, chúng tôi ước tính sản lượng xuất khẩu có thể đạt khoảng 1.600 tấn. Đã có nhiều doanh nghiệp đến ký kết bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải đối mặt với khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài 7-8 tháng, gây thiệt hại lớn cho cây trồng.

Dù vậy, thanh long là loại cây chịu hạn tốt nên vẫn mang lại thu nhập ổn định. Để đảm bảo sản lượng, chúng tôi đã khuyến cáo các thành viên chủ động tìm nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiêu hợp lý, đảm bảo chất lượng và sản lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu năm 2025

Xem thêm
Phong trào nuôi con đặc sản lan tỏa khắp xứ Thanh

Nhiều mô hình nuôi con đặc sản tại Thanh Hóa như nhím, dúi, ba ba… mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nâng cao thu nhập, cả thiện cuộc sống.

Gỡ khó cho giết mổ tập trung: [Bài 3] Chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Gia Lai Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn thiếu, nhiều cơ sở xuống cấp, không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm... đang là thực tế tại Gia Lai.

Nhà khoa học U90 và giấc mơ xanh hóa nông nghiệp bằng bèo hoa dâu

Sau 3 tháng điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, viêm cơ, mới tập tễnh đi lại được bà đã rủ tôi sang Học viện Nông nghiệp Việt Nam để thăm bèo hoa dâu.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Tạo sông trong ao giúp năng suất nuôi cá tăng gấp 4 - 6 lần

HẢI DƯƠNG Nuôi cá theo hình thức sông trong ao giúp người nuôi thuận lợi kiểm soát môi trường, dịch bệnh, giảm hệ số sử dụng thức ăn, gia tăng mật độ nuôi.

Công an Quảng Nam tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân

Công tác tuyên truyền nhằm giúp ngư dân nắm rõ các quy định pháp luật, hạn chế vi phạm khi khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn trong quá trình hành nghề.

Bến Tre hướng đến mục tiêu xanh, phát triển bền vững

Để hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững và đáng sống, Bến Tre đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án trồng cây xanh và tập trung bảo vệ, phát triển cây rừng.

Bình luận mới nhất