| Hotline: 0983.970.780

Gỡ khó cho giết mổ tập trung: [Bài 3] Chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

Thứ Ba 27/05/2025 , 21:11 (GMT+7)

Gia Lai Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn thiếu, nhiều cơ sở xuống cấp, không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm... đang là thực tế tại Gia Lai.

Chăm sóc đàn vật nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Gia Lai. Ảnh: ĐL. 

Chăm sóc đàn vật nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Gia Lai. Ảnh: ĐL. 

Nhỏ lẻ và xuống cấp

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Gia Lai, hiện toàn tỉnh có 309 cơ sở giết mổ động vật, trong đó có 5 cơ sở giết mổ tập trung theo hình thức thủ công (tại huyện Chư Sê, huyện Mang Yang, Krông Pa, Đức Cơ, Ia Grai), 304 cơ sỏ giết mổ động vật nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư với 211 hộ giết mổ lợn, 48 hộ giết mổ bò, 42 hộ giết mổ gia cầm…

Với các cơ sở giết mổ lợn tập trung, công suất bình quân chỉ khoảng 30 con/ngày (mới đạt hơn 30% công suất thiết kế), các hộ giết mổ nhỏ lẻ chỉ từ 1 con lợn /ngày hoặc 22 con gia cầm/ngày.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung nằm trong quy hoạch được UBND cấp tỉnh phê duyệt, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư.

Tuy nhiên, trong 5 cơ sở giết mổ tập trung nêu trên thì huyện Chư Sê, Ia Grai, Krông Pa đã xây dựng từ lâu (trước năm 2010), chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy chuẩn, chỉ có các cơ sở ở huyện Đức Cơ, Mang Yang cơ bản đáp ứng được các điều kiện cho phép.

“Các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng, quy mô so với nhu cầu về giết mổ, sơ chế động vật để góp phần phòng chống dịch bệnh và xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm.

Mặc dù đã được UBND tỉnh quy hoạch, phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tuy nhiên vẫn chưa kêu gọi được nhà đầu tư vào lĩnh vực này”, ông Thái Văn Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết.

Cũng theo ông Dũng, nguyên nhân các cơ sở chưa đáp ứng đủ điều kiện là do số lượng các cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn hiện có ít, quy mô nhỏ, phần lớn đã xuống cấp do được xây dựng từ nhiều năm trước, xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật cũ, chủ yếu là giết mổ thủ công, thiếu đầu tư cải tạo và nâng cấp.

Cơ sở giết mổ gia súc tập trung huyện Krông Pa (Gia lai) mới chỉ phát huy được 30% công suất thiết kế. Ảnh: ĐL. 

Cơ sở giết mổ gia súc tập trung huyện Krông Pa (Gia lai) mới chỉ phát huy được 30% công suất thiết kế. Ảnh: ĐL. 

Nguyên nhân nữa là do nhận thức và thói quen mua, bán, tiêu dùng của người dân, chủ yếu theo quen biết “bạn hàng”, chưa có thói quen mua bán, tiêu dùng sản phẩm được kiểm soát của cơ quan chức năng, ý thức còn thấp trong việc chấp hành về quy định của các hộ giết mổ nhỏ lẻ, dẫn tới việc tùy tiện, khó kiểm soát. Điều này làm cho các cơ sở giết mổ động vật tập trung hoạt động thiếu hiệu quả (khoảng 30% công suất) nên rất khó kêu gọi thu hút các nhà đầu tư.

Việc quản lý nhà nước về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm ở một số địa phương, nhất là chính quyền cấp xã còn lỏng lẻo. Một số địa phương nhiều năm nay không triển khai thực hiện công tác kiểm soát giết mổ như các huyện Ia Pa, Chư Prông, Chư Păh…

Tăng cường kiểm soát giết mổ

Để các cơ sở giết mổ động vật từng bước đi vào hoàn thiện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường, cả về số lượng cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, rất cần sự tham gia của các doanh nghiệp. Muốn vậy, cần phải có chính sách thu hút đầu tư.

Trước tiên, cần cụ thể hóa các cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ của địa phương đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, đi đôi với việc mở rộng đối tượng khuyến khích, ưu đãi để thu hút nhiều doanh nghiệp tiếp cận chính sách.

Các địa phương cần có phương án bố trí quỹ đất, rà soát quy hoạch đã được phê duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp về đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, xử lý môi trường… hỗ trợ, phục vụ xây dựng hoạt động các cơ sở giết mổ tập trung,…

Trang trại chăn nuôi bò sữa tại xã Đak Ya, huyện Mang Yang (Gia Lai). Ảnh: ĐL. 

Trang trại chăn nuôi bò sữa tại xã Đak Ya, huyện Mang Yang (Gia Lai). Ảnh: ĐL. 

“Bên cạnh các chính sách thông thoáng nhằm thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực này, địa phương cần hiện thực hóa các cơ chế chính sách như về quy hoạch, đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, thuế, huy động vốn. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về chấp hành quy định về giết mổ, mua bán…; nâng cao nhận thức của người dân về tiêu dùng,  phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường”, ông Dũng cho biết.

Cũng theo ông Dũng, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiểm soát giết mổ, kiên quyết xử lý và tiến tới loại bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tự phát, không chấp hành và không đảm bảo theo quy định. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống thông tin, phát triển và mở rộng thị trường; đơn giản hóa các thủ tục hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

“Quy định về quản lý giết mổ cần thay đổi, nhằm đảm bảo phù hợp theo hệ thống ngành thú y, chế tài xử lý phải đủ sức răn đe. Nhiều tỉnh thành bỏ trạm thú y cấp huyện để hình thành trung tâm dịch vụ trong khi đây là nhiệm vụ quản lý nhà nước”, ông Dũng nhấn mạnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang rất thiếu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Ảnh: Đăng Lâm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang rất thiếu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Ảnh: Đăng Lâm.

Để việc quản lý hoạt động giết mổ gia súc được hiệu quả hơn, rất cần sự tham mưu sửa đổi trách nhiệm của UBND các cấp theo Điều 76 Luật Thú y, quy định về trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý giết mổ động vật trên cạn đảm bảo phù hợp, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả khi bỏ cấp huyện.

Cụ thể, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành các quy định, chính sách, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

Bên cạnh đó chỉ đạo xây dựng mạng lưới cơ sở và lập kế hoạch giết mổ động vật tập trung; chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp quản lý việc giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về thú y.

Ngoài ra, UBND cấp tỉnh còn chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.

Với UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý việc giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn. Đồng thời quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ.

Từ đầu năm đến nay, ngành Thú y Gia Lai tổ chức thực hiện kiểm soát giết mổ được 4.187 con trâu, bò; 26.943 con lợn, dê và 68.163 con gia cầm các loại. Đồng nghĩa với việc, mới chỉ kiểm soát được khoảng 15% nhu cầu tiêu thụ thịt của người dân toàn tỉnh.

Xem thêm
Gỡ rào cản thủ tục, cám gạo Việt sẵn sàng chinh phục thị trường Trung Quốc

Dù đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, doanh nghiệp xuất khẩu cám gạo Việt Nam vẫn gặp khó về thủ tục hành chính theo Nghị định thư mới.

Vùng chuyên canh bưởi da xanh dưới chân núi Bà Nà

ĐÀ NẴNG Phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, nhất là cây bưởi da xanh đã thay da đổi thịt vùng đất nghèo Hòa Ninh.

Nhà khoa học U90 và giấc mơ xanh hóa nông nghiệp bằng bèo hoa dâu

Sau 3 tháng điều trị bệnh thoái hóa xương khớp, viêm cơ, mới tập tễnh đi lại được bà đã rủ tôi sang Học viện Nông nghiệp Việt Nam để thăm bèo hoa dâu.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Tạo sông trong ao giúp năng suất nuôi cá tăng gấp 4 - 6 lần

HẢI DƯƠNG Nuôi cá theo hình thức sông trong ao giúp người nuôi thuận lợi kiểm soát môi trường, dịch bệnh, giảm hệ số sử dụng thức ăn, gia tăng mật độ nuôi.

Quảng Ngãi quản chặt táu cá ở khu vực nhạy cảm về ranh giới biển

Thời gian qua, công tác phòng chống IUU tại Quảng Ngãi đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.

Bến Tre hướng đến mục tiêu xanh, phát triển bền vững

Để hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững và đáng sống, Bến Tre đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án trồng cây xanh và tập trung bảo vệ, phát triển cây rừng.

Bình luận mới nhất