Thứ Bảy, 24/5/2025 12:54 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An còn 53 ổ dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày

Thứ Hai 12/05/2025 , 19:20 (GMT+7)

Chiều 12/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức cuộc họp triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Còn 53 ổ dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đặng Văn Minh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, tính đến tháng 5/2025, đàn trâu, bò của tỉnh đạt gần 794.000 con, đàn lợn hơn 1 triệu con và đàn gia cầm hơn 37,8 triệu con. Từ đầu năm 2025 đến nay xảy ra 70 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 13 huyện, thành, thị. Tổng số lợn buộc tiêu hủy là 1.700 con, trọng lượng khoảng 99.000kg.

Các huyện có số ổ dịch nhiều gồm Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Thanh Chương.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang còn 53 ổ dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày tại 11 huyện, thành phố. So với các tháng đầu năm, thời gian gần đây, số ổ dịch tả lợn Châu Phi có dấu hiệu tăng nhiều tại các địa phương như Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Nghi Lộc, Thanh Chương...

Bệnh dại đã xảy ra 6 ổ dịch trên động vật tại 4 huyện Tân Kỳ, Đô Lương, Nghĩa Đàn và Nam Đàn.

Bệnh cúm gia cầm xảy ra 2 ổ dịch A/H5N1 tại huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu; bệnh lở mồm long móng xảy ra 1 ổ dịch tại huyện Tân Kỳ.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã triển khai công tác tiêm phòng vaccine vụ xuân năm 2025. Tuy nhiên, kết quả đến nay đạt thấp. Tình hình chăn nuôi nhỏ lẻ cùng các nguyên nhân như tỷ lệ tiêm phòng vaccine chưa đạt bảo hộ 80% tổng đàn, chưa kiểm soát chặt chẽ công tác vận chuyển động vật, nhất là việc cấp con giống các dự án chưa tuân thủ đầy đủ quy định về phòng, chống dịch bệnh, chưa tổ chức kiểm soát giết mổ triệt để, nên diễn biến dịch bệnh còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

Ông Nguyễn Xuân Dinh (đứng), Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện. Ảnh: Phan Quỳnh.

Ông Nguyễn Xuân Dinh (đứng), Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện. Ảnh: Phan Quỳnh.

Bên cạnh đó, vẫn có tình trạng người dân giấu dịch, "bán chạy" động vật nghi mắc bệnh. Công tác tiêu hủy vật nuôi mắc bệnh còn sai quy trình hoặc tiêu hủy không triệt để vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Đàn chó, mèo thả rông còn phổ biến, chưa được quản lý chặt chẽ.

Chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng vaccine tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, cơ sở, hộ chăn nuôi. Thời tiết diễn biến phức tạp làm giảm sức đề kháng đàn vật nuôi nên nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, dại, cúm gia cầm và các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan thời gian tới rất cao.

Các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ cho biết, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là một số xã của huyện Con Cuông và Quế Phong. Do đó, lãnh đạo tỉnh đề nghị các địa phương coi trọng công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Các địa phương cần sớm phát hiện các điểm dịch bệnh để có giải pháp xử lý kịp thời; đặc biệt lưu ý tình trạng vứt xác lợn chết trên kênh mương, nhất là hệ thống sông Đào qua huyện Đô Lương và Yên Thành.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Phan Quỳnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Phan Quỳnh.

Khi xảy ra dịch, các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và thực hiện tốt công tác thống kê để có căn cứ hỗ trợ cho bà con.

Sở Nông nghiệp và Môi trường cần chủ động tham mưu UBND tỉnh kịp thời cung ứng vaccine và các vật tư khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

Xem thêm
Chuyện thú y cơ sở: [Bài cuối] Lo lắng vẫn còn

QUẢNG BÌNH Lượng thú y cơ sở tại Quảng Bình mới được tái lập chưa tròn một năm, nay đứng trước những thách thức mới khi chủ trương bỏ cấp huyện được triển khai trên toàn quốc.

Lúa xuân đồng bằng sông Hồng hứa hẹn thắng lợi

Với nhiều tín hiệu tích cực, vụ xuân 2025 ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hứa hẹn thắng lợi nhưng cần bám sát ruộng đồng để phòng trừ dịch hại cuối vụ như rầy nâu, đạo ôn.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Những giống cây trồng biến bất lợi thành lợi thế

Trong bối cảnh nông nghiệp Nam Trung bộ đang gặp bất lợi do biến đổi khí hậu, ASISOV đã chọn tạo nhiều giống cây trồng thích ứng, biến bất lợi thành lợi thế.

Cảnh báo nắng nóng ảnh hưởng sức khỏe thủy sản nuôi

Khánh Hòa Tỉnh Khánh Hòa đang xảy ra nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, thủy sản nuôi dễ bị sốc, giảm sức đề kháng và mắc bệnh.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.