| Hotline: 0983.970.780

Chông chênh nghề nuôi cá vược

Thứ Ba 29/04/2025 , 10:56 (GMT+7)

Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Nghề nuôi cá vược tại đất Diễn Vạn được triển khai từ lâu. Ảnh: Ngọc Linh.

Nghề nuôi cá vược tại đất Diễn Vạn được triển khai từ lâu. Ảnh: Ngọc Linh.

Cá vược dễ nuôi nhờ sức đề kháng cao, loại này đặc biệt ưa thích môi trường nước lợ ven biển. Đây là những yếu tố mà xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có thể đáp ứng được. Tận dụng lợi thế đó, người dân trên địa bàn đã xắn tay triển khai mô hình hơn chục năm nay.

Thành thói quen, vào độ tháng 3 hàng năm, số đông người nuôi tại xã Diễn Vạn sẽ rục rịch thả giống, đến cuối năm dương lịch sẽ tiến hành thu hoạch, lúc này cá trong ao đầm có thể đạt trọng lượng bình quân từ 1,5 - 2 kg/con.

Tiên phong về nuôi cá vược phải kể đến Hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng thủy sản Vạn Thành, hiện đơn vị này quy tụ hơn 30 hộ dân gắn bó với nghề, tổng diện tích nuôi hơn 10 ha, mỗi năm thu hoạch khoảng 15 - 20 tấn cá thương phẩm để cung cấp cho các chợ đầu mối cũng như hệ thống nhà hàng, khách sạn trong và ngoài huyện.

Xã Diễn Vạn tận dụng lợi thế mặt nước trải rộng để phát triển mô hình nuôi cá vược. Ảnh: Ngọc Linh.

Xã Diễn Vạn tận dụng lợi thế mặt nước trải rộng để phát triển mô hình nuôi cá vược. Ảnh: Ngọc Linh.

Gần 10 năm theo nghề nuôi cá vược, anh Hoàng Văn Kỷ (ở xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn) nhận thấy loài cá này sở hữu nhiều đặc tính vượt trội, rất phù hợp với điều kiện nuôi của địa phương cũng như túi tiền nhà nông.

“Nếu áp dụng đúng quy trình, kết hợp vệ sinh ao đầm thường xuyên thì vấn đề dịch bệnh không quá đáng ngại, thành thật mà nói nuôi cá vược ít rủi ro hơn các loài khác, nhất là nuôi tôm. Mỗi vụ tôi thả khoảng 1.500 con giống, quá trình theo dõi thấy cá lớn nhanh, tốc độ phát triển ổn định, thịt chắc, thơm ngon. Với giá bán khoảng 120.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình tôi lãi vài chục triệu đồng. Nếu duy trì được đầu ra ổn định chắc chắn tôi sẽ mở rộng quy mô”, anh Kỷ nhấn mạnh.

Anh Hoàng Văn Kỷ là người có thâm niên nuôi cá vược. Ảnh: Ngọc Linh.

Anh Hoàng Văn Kỷ là người có thâm niên nuôi cá vược. Ảnh: Ngọc Linh.

Qua khảo sát được biết, bên cạnh tiềm năng, lợi thế thì nghề nuôi cá vược tại đất Diễn Vạn đang đối diện với những khó khăn, thách thức nhất định. Nan giải nhất vẫn là thị trường bấp bênh, các chủ ao thả giống cầm chừng, các mô hình đa phần mang tính nhỏ lẻ, do đó khó thu hút các doanh nghiệp tìm đến “kết duyên”.

“Chúng tôi đã chủ động kết nối với doanh nghiệp, tiểu thương để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm cho bà con, tuy nhiên kết quả chưa được như kỳ vọng. Muốn hình thành chuỗi liên kết bền chặt đòi hỏi phải thỏa mãn nhiều yếu tố từ đơn vị ký kết bao tiêu, họ cần sản lượng lượng ổn định, trọng lượng cá đồng đều, thu hoạch cùng thời điểm nhằm chủ động gom hàng theo lô, trước mắt rất khó để đáp ứng cùng lúc các tiêu chí này”, ông Trần Văn Quý, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng thủy sản Vạn Thành tâm tư.

Thị trường bất ổn luôn là nỗi bất an đối với người nuôi cá vược tại đất Diễn Vạn. Ảnh: Ngọc Linh. 

Thị trường bất ổn luôn là nỗi bất an đối với người nuôi cá vược tại đất Diễn Vạn. Ảnh: Ngọc Linh. 

Ông Hoàng Thiên Long, Chủ tịch UBND xã Diễn Vạn khẳng định: “Thời gian qua chính quyền địa phương đã phối hợp với các bên liên quan tổ chức tập huấn chuyển giao nền tảng kỹ thuật, mặt khác chủ động sửa chữa hệ thống thủy lợi và nâng cấp đường điện để phục vụ quá trình nuôi trồng. Muốn phát triển bền vững đòi hỏi bước chuyển mang tính căn cơ hơn, nhất thiết các cấp, ngành chức năng phải quy hoạch lại vùng nuôi, cải tạo hệ thống kênh rạch, qua đó đảm bảo nguồn nước sạch cho các ao nuôi”.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Đi tìm cây chuối phấn vàng trên đất Tổ

Theo chân anh Đinh Mạnh Cường, tổ viên tổ khuyến nông xã Tân Lập, (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) tôi ngược dốc lên núi Chẹn thăm vùng chuối phấn vàng mới được khôi phục.

Krông Nô triển vọng thành điểm sáng nông nghiệp công nghệ cao

ĐẮK NÔNG Với đà phát triển như hiện nay, Krông Nô có triển vọng trở thành điểm sáng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Đắk Nông trong tương lai không xa.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 1] Nhiều diện tích rừng bị ‘xẻ thịt’

Đồng Nai Mấy năm gần đây, nhiều diện tích rừng phòng hộ Xuân Lộc bị 'xẻ thịt', làm ảnh hưởng đến môi trường, an ninh trật tự. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng buồn này...