| Hotline: 0983.970.780

Ngao chết đồng loạt tại Hà Tĩnh

Thứ Tư 25/03/2015 , 06:12 (GMT+7)

Sự cố đột ngột xảy ra làm cho hàng trăm ha ngao nuôi ven biển thuộc 2 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên bỗng dưng chết đồng loạt, thiệt hại tới hơn 1 ngàn tấn, trị giá tương đương trên chục tỷ đồng, nhiều hộ nuôi ngao trắng tay.../ Hà Tĩnh: Ngao chết hàng loạt

Được biết, năm 2015, Hà Tĩnh có tổng diện tích nuôi ngao trắng, sò lông đạt 367,1 ha của 129 hộ nuôi ở 11 xã thuộc 4 huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà và Kỳ Anh với tổng số giống ước thả 198 tấn. Nguồn giống chủ yếu lấy từ Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Bến Tre.

Sự cố bất ngờ

Theo người dân ở các xã Kỳ Ninh, Kỳ Khang, Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh), những ngày mới sau Tết, nông dân vùng ven biển nói trên đã phát hoảng khi thấy hàng chục tấn sò lông, ốc hương, ốc mỡ, cá… chết đồng loạt, sóng đánh trôi dạt vào bờ dồn thành từng đống.

Người dân cho hay, khi sóng biển dâng cao, mọi người càng hốt hoảng hơn bởi nước biển có màu khác lạ, đục đỏ giống như nước phèn ở ruộng, hôi tanh nồng nặc.

Tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Cả xã có tổng diện tích nuôi ngao đạt hơn 10 ha của 4 hộ nuôi, nay gần như chết sạch.

Ông Phạm Đình Thanh, chủ hộ nuôi 3,5 ha ngao, sò ở xã Cẩm Nhượng kể, đúng sáng mùng một Tết, cả nhà ông ra biển thắp hương đầu năm rồi ghé thăm bãi ngao, khi lội xuống ông phát hiện nước biển từ màu xanh chuyển thành màu nâu đỏ, ông ngờ ngợ bởi đã hơn chục năm nuôi ngao chưa bao giờ xuất hiện nước biển đổi màu như lần này.

Những người dân nuôi ngao khẳng định là do nguồn nước đỏ, đục lạ xuất hiện dẫn đến không những ngao, sò, ốc… mà cá, tôm cũng chết đồng loạt. Vấn đề trên cần được cơ quan chức năng sớm kịp thời phân tích nguyên nhân.

Vài ngày sau, ông phát hoảng khi thấy ngao, sò chết tới tấp…

Ông Nguyễn Hữu Lộc, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thiên Cầm, cho biết Thiên Cầm có tổng diện tích nuôi ngao, sò theo dọc bờ sông Gia Hội dài 5,7 km với tổng diện tích 20,6 ha, bao gồm 16 hộ nuôi thả đã gần chục năm nay, lợi nhuận đưa lại cao. 

Các hộ nuôi ngao đến vụ thu hoạch mỗi ha từ 50 tấn trở lên. Nay ngao, sò bỗng nhiên chết đồng loạt. Tính đến 23/3/2015, lượng ngao chết trên 600 tấn, ước tính thiệt hại lên tới gần chục tỷ đồng.

Các nhà chuyên môn nói gì?

Theo Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh, nguồn giống ngao nuôi lấy từ Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, không có hồ sơ kiểm dịch; mật độ nuôi quá cao (100 đến 130 con/m2). Do mật độ nuôi cao làm hàm lượng oxi hòa tan không đủ cung cấp theo nhu cầu phát triển của ngao.

Mặt khác, trong thời gian qua, môi trường bất lợi (thủy triều lên có màu đỏ đục) gây sốc cho ngao, dẫn đến những cá thể ngao có sức đề kháng yếu bị chết. Những vùng có ngao chết, thịt ngao phân hủy nhanh làm tăng mức độ ô nhiễm, dẫn đến ngao chết hàng loạt.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh, cho rằng, để biết chính xác hơn cần phải chờ kết quả từ mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đã gửi Cơ quan Thú y vùng III (Cục Thú y).

Ông Dương Tất Thắng, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng III, cho biết: Ngay sau khi sự cố các loại nhuyễn thể chết đồng loạt xảy ra tại Hà Tĩnh, các đoàn công tác của Cục Thú y đã kịp thời vào kiểm tra, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ban hành 14 văn bản hỏa tốc xuống các huyện, xã và cử cán bộ thường xuyên bám sát hiện trường nhằm giúp người dân xử lí môi trường, phun tiêu độc khử trùng, bảo vệ an toàn cho số nhuyễn thể còn sống sót tiếp tục phát triển.

Xem thêm
Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Thiết bị VMS trục trặc, ngư dân lại than trời

Vĩnh Long Trong số 1.818 lượt tàu cá bị mất kết nối VMS của Vĩnh Long, có 378 lượt bị nhắc nhở, số còn lại không có dấu hiệu vi phạm hoặc do gặp sự cố như chìm tàu, cháy nổ.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất